Saturday, November 1, 2008

Airport Signage: Photo inspiration

By: Sander Baumann

Airport signs & wayfinding systems are guides to show visitors the way. From finding the toilets, gates, tranfsers or even the coffee corner, signs are needed to show the way. Airport signage design is not a easy task and creating a wayfinding system in a airport which will have to guide thousands of visitors takes a in-dept case study of the visual environment, travellers stream, detailed prints of the building and much more. In this photo showcase I’ve collected images of Airport Signage from cities all over the world, using the photo website flickr.

Seattle Airport Signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Airport Signage Design
When designing signage for a Airport or a other public building you have to take a good notice of the visual surroundings the signage will be placed in. The backgound colors of walls and windows, the amount daylight let in the building, the lighting and more environmental elements are important when designing signage for a aiport. In a visual crowed environment it is important that signage design stands out to its background, for a maximum effect. Use a color system with not to many variations and be consistant with the color usage. Think about using illumnated signs to enhanche the readability of the signage and always use mockups of the signs to test if the signage is working in the visual surroundings.

Color, typography design and use of pictograms
Design high contrast signs to ensure good readability and legibilty of the signage. Colors that work well are a dark background with a light colored text and pictograms. For example a black background with white illuminated lettering will ensure a high contrast which has a good readability from a distance. Other commen color combinations are a yellow background with black lettering. For typography use a sans type like FF Info by Erik Spiekermann or Frutiger by Adrian Frutiger. Use a font that have a high x-height which will increase the legibility of the signs. Use only one font in all visual communication levels of the airport signage. For international airports it is vital to use symbols to indicate the facilities in and around the airport, always strengthen the symbol with written text in the native language and perforably in English language. This will ensure that most of the visitors can read the signs.

Arrow design
Arrows are one of the most important design features of a wayfinding system for airports, with a pointing arrow you will be able to guide visitors to their destination. Choosing a arrow within a design can make or break the design, don’t over due the arrow but gently incorporate the arrow into the sign in balance with type. Recently I’ve released a arrow collection to use in a design. Download the 56 free arrows as a Illustrator vector file here.

Sign design using a grid
Always use a grid to design Signage & wayfinding systems in order to maintain balance and flexibility in the design. In a future article I will go in dept by explaining how to design signage using a grid.

Inspiration: Personal favourites
Below you will find a showcase of my personal 5 favourite airport signage designs. High contrast illuminated signs, using clear lettering.

Singapore Terminal 3 airport signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Copenhagen airport signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Schiphol Amsterdam, Signage

Airport signage and wayfinding inspiration
Photo Courtesy: Martijn van Exel, visit his website Schaaltreinen.

Melbourne Australia, Airport Signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Portland International Airport Signage

Airport signage and wayfinding inspiration

More Airport Signs Inspiration: Below a showcase of 19 more photos of airport signage design.

Frankfurt International Airport

Airport signage and wayfinding inspiration

Munich Airport Signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Zürich airport signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Warsaw Airport Signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Singapore airport signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Ataturk Airport - International Terminal

Airport signage and wayfinding inspiration

Oporto’s new airport signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Zürich basic signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Berlin, Schönefeld Airport signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Newark International Airport

Paris - CDG Airport Terminal 2 Signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Malaysia’s KLIA airport

Airport signage and wayfinding inspiration

Madrid Airport Signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Doha, Qatar

Airport signage and wayfinding inspiration

Thai airport signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Dubai airport signage

Airport signage and wayfinding inspiration

Oaxaca City Airport

Airport signage and wayfinding inspiration

Incheon International Airport

Airport signage and wayfinding inspiration

Bengaluru International Airport Signage

Airport signage and wayfinding inspiration

And some more from others in the world

Toronto Terminal 1

Vancouver (YVR) airport

Schiphol Airport Signage

Source: www.designworkplan.com

Read full story. . .

Thursday, October 30, 2008

Địa phương và cuộc cạnh tranh vốn FDI

Ngày 27-10-2008

Cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa các địa phương đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết sau hai năm quyết định phân cấp có hiệu lực. Tuy vậy, kết quả của nó đang đặt ra những câu hỏi về năng lực địa phương, cũng như cơ cấu của luồng vốn đang ào ạt đổ vào Việt Nam này.

Hồi đầu năm nay, các quan chức đứng đầu tỉnh Hải Dương tổ chức một buổi lễ long trọng tiếp đón ông chủ tịch một tập đoàn lớn ở châu Á. Ông chủ tập đoàn này bày tỏ dự định đầu tư một dự án lên tới hàng trăm triệu USD trong lĩnh vực công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Thế là, tỉnh này cắt cử một đoàn cán bộ tháp tùng ông chủ tịch tập đoàn đó đi khắp nơi này nơi kia.

Sau đó ít lâu, lãnh đạo tỉnh Thái Bình cũng tiếp đón vẫn là ông chủ đó với những buổi thết đãi, những chuyến khảo sát, những lời cam kết còn nồng hậu hơn cả Hải Dương.

Cuối cùng, ông chủ tư bản đã chọn Vĩnh Phúc để triển khai dự án. Trong cuộc gặp mặt trực diện cuối tuần trước về chủ đề thu hút đầu tư tổ chức tại Vĩnh Phúc, lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình và Hải Dương thừa nhận họ lấy làm tiếc công khi lao vào một cuộc đua không dẫn đến đâu. “Giá mà giữa chúng ta chia sẻ thông tin, hay thông tin thông suốt từ trung ương thì tốt hơn”, ông Hoàng Đình Thạch phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nói.

Sự chồng chéo, hay cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương, chỉ là một phần nhỏ trong những lo lắng ngày càng lớn của các nhà quản lý về ảnh hưởng của tác động phân cấp này. Chỉ trong vòng hai năm, kể từ khi quyết định phân cấp cho địa phương có hiệu lực, vốn FDI đăng ký đã bằng một nửa của tổng số 142 tỉ USD tích tụ trong hơn hai thập kỷ qua. Riêng trong 10 tháng đầu năm nay, cả nước đã cấp phép cho 953 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 58,3 tỉ USD, tăng gấp gần sáu lần so với cùng kỳ năm ngoái.

“Việc phân cấp được giao cho các tỉnh đã khuyến khích các địa phương đua nhau mời gọi đầu tư, mời gọi nhượng quyền sử dụng đất cho các ông chủ tư bản để “thu vén thêm” cho ngân sách địa phương…”

Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa (đại học Quốc gia Hà Nội)

Chứng kiến những chuyện trên, cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng đã đưa ra nhiều vấn đề nổi cộm liên quan tới khu vực đầu tư nước ngoài. Đó là đình công kéo dài, ô nhiễm môi trường, cấp phép đầu tư ồ ạt gây lãng phí về tài nguyên đất, năng lượng, phá vỡ quy hoạch trong các ngành công nghiệp trọng yếu. Ông Thắng đặt câu hỏi: Liệu chúng ta đã chủ động trong hoạt động xúc tiến đầu tư hay chưa? Theo tôi câu trả lời là “chưa”.

“Thổi phồng” dự án

Trong khi đó, thứ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã bày tỏ mối lo ngại: “Chúng tôi rất e ngại nhà đầu tư khai vống tổng vốn đầu tư. Dự án có thể chỉ sử dụng 500 triệu USD, 500 hecta đất nhưng họ đăng ký tới 1 tỉ USD, sử dụng hàng nghìn hecta đất”. Lý do của việc “thổi phồng” các dự án này, theo ông Dũng, là các nhà đầu tư muốn chính quyền các địa phương nhanh chóng cấp giấy chứng nhận đầu tư, phô trương uy thế để huy động vốn, và được cấp nhiều đất đai.

Trong báo cáo về kinh tế Việt Nam, nhóm chuyên gia Harvard, bao gồm các học giả tên tuổi như David Dapice, Vũ Thành Tự Anh, Jonathan Pincus, Ben Wilkinson… đã bày tỏ “Đáng lo ngại hơn là thực tế rằng làn sóng FDI năm nay chủ yếu là do việc cấp phép cho một số dự án quy mô khổng lồ. Trong bảy tháng đầu năm 2008, có tám dự án chiếm đến 75% tổng vốn FDI được đăng ký”.

Họ đặt câu hỏi về tính chính xác về chi phí đầu tư và động cơ của các nhà đầu tư. “Liệu có thực tế hay không khi kỳ vọng một nhà đầu tư nước ngoài đầu tư đến 4 tỉ USD vào một khu đô thị mới nằm ở một tỉnh nhỏ như Phú Yên? Liệu một đại gia Malaysia có thật sự rót một núi tiền lớn hơn ngân sách giáo dục hàng năm của cả Việt Nam, chỉ cho một khu đại học”. Họ cũng đưa ra một giả thiết, rằng các nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích phóng đại các con số đầu tư nhằm gây ấn tượng với các chính quyền địa phương. “Nếu thật sự điều này xảy ra thì chính sách thu hút đầu tư lại không hiệu quả và có khi còn phản tác dụng, vì nó sẽ đẩy giá đất lên cao, làm nản lòng các nhà đầu tư nghiêm túc,…” các tác giả viết.

Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng việc phân cấp được giao cho các tỉnh đã khuyến khích các địa phương đua nhau mời gọi đầu tư, mời gọi nhượng quyền sử dụng đất cho các ông chủ tư bản để “thu vén thêm” cho ngân sách địa phương. Cơ chế hiện nay đã tạo cho chủ tịch tỉnh quá nhiều quyền, như ký giấy thu hồi và cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận đầu tư, duyệt quy hoạch, duyệt giá đất, đánh giá tác động môi trường,… “Chỉ trong thời gian khá ngắn, bờ biển đẹp, các nguồn tài nguyên đã mau chóng được chuyển đến tay những ông chủ mới; những dự án gây ô nhiễm, suy thoái môi trường… đã được chuyển nhanh vào nước ta”, ông Nghĩa nói trong một cuộc góp ý về thông tư hướng dẫn luật Đầu tư tháng 9 vừa qua.

Tư Giang
From: sgtt.com.vn

Read full story. . .

Bi, hài "công nghệ tiệc cưới"!

Thứ tư, 29/10/2008, 15:48 (GMT+7)

“Công nghệ tiệc cưới” tại một số nhà hàng hiện nay bày vẽ ra nhiều thủ tục rườm rà, tốn kém. Khách đi dự tiệc cưới phải “trừ hao” hai tiếng đồng hồ. Người đi trước chờ người đi sau, người đi sau chờ người đi sau nữa! Nhiều người phải… ra quán ăn phở lót dạ; có người bực bội bỏ về.

Khách cứ chờ, nhà hàng cứ múa

Tại nhà hàng P. của thành phố Vũng Tàu, nghi thức đón dâu quả là “không đụng hàng” một cách phản cảm. Trước khi làm thủ tục, nhà hàng hú còi để gây sự chú ý nơi thực khách. Tiếng còi thét to như còi tầm công sở làm cho nhiều người phải bịt tai, nhăn mặt khó chịu.

Người dẫn chương trình mời cô dâu chú rể cùng hai bên gia đình đến cổng hoa của nhà hàng, sau đó là cuộc “phỏng vấn nhanh”. Người dẫn chương trình đưa cho bố chú rể một micro và “phỏng vấn”: “Hôm nay là ngày cưới của con trai ông, ông có nhận xét gì về cách tổ chức của nhà hàng chúng tôi?”. Câu hỏi… lãng nhách này chỉ nhằm mục đích quảng cáo cho nhà hàng, vừa mất thời gian vừa chẳng ăn nhập gì đến hôn lễ.


Bởi ông bố chú rể đã biết chất lượng, tổ chức của nhà hàng phục vụ như thế nào đâu (vì chưa vào tiệc), mà vẫn phải “khen”: “Nhà hàng chu đáo nhiệt tình, nhân viên trẻ, khỏe, đẹp!”.

Xong màn “phỏng vấn”, người dẫn chương trình bước ra giữa sân khấu quảng cáo một thôi, một hồi nào là “nhà hàng có món ăn ngon, có nhân viên đẹp…”. Thôi thì thượng vàng hạ cám được liệt kê, khách nghe mà chối tai.

Khi người dẫn chương trình tuyên bố “lễ thành hôn bắt đầu”, tức thì bọt xà phòng từ trên trần nhà phun xuống, khói từ dưới phả lên, kim tuyến từ hai bên sân khấu bắn vào, đèn màu xanh đỏ loạn xạ, nhạc inh ỏi… tạo thành một tạp âm hỗn loạn, nghẹt thở.

Khách đi dự cưới mà cứ như đi xem phim cổ tích “Thạch Sanh giết chằn tinh”, thiếu cảm giác thân thiện nhẹ nhàng. Sau lễ rước dâu, là lễ rước bánh kem, rồi lễ rước sâm banh. Và mỗi “lễ rước” như thế, nhân viên nhà hàng lại rình rang múa may quay cuồng. Có lẽ nhà hàng không chú ý đến sự nóng lòng vì trời đã quá tối của khách, mà chỉ tập trung “khoe” sự hoành tráng không nên của mình. Khách cứ chờ và nhà hàng cứ múa…

Thắp lửa tình yêu, mẹ già té xỉu

Nhà hàng còn bày ra một nghi lễ rườm rà, bị nhiều khách phản đối: đó là mẹ chú rể mang hoa cho con trai đi rước dâu và thắp nến vào bánh kem (theo lý giải của nhà hàng là mẹ thắp ngọn lửa tình yêu cho con trai!). Có bà mẹ đã 70 tuổi già yếu phải dò dẫm từng bước ôm bó hoa to vượt mặt cho con. Có bà mẹ từ miền Bắc vào mệt mỏi vì tàu xe, khi thắp “ngọn lửa tình yêu” cho con, bà đã không đứng vững té xỉu, làm nến chọc cả vào tay. Mọi người phải đưa vào trong cấp cứu.

Do thủ tục quá rườm rà lại không được chuẩn bị kỹ từ trước nên cô dâu chú rể rất lúng túng trong việc xử lý tình huống. Ngay khi đứng trên xe trượt, thay vì tươi cười giơ tay chào đón khách, thì cô dâu chú rể phải cúi xuống để nhìn đường đi kẻo vấp, và đã có cô dâu bị kẹt chân (vì xe kết cấu kiểu thụt thò tam cấp, trượt đến đâu thụt vào đến đó).

Lên sân khấu, cô dâu phải chú ý sao để đứng đúng vị trí chính giữa vòng quay vì vòng sẽ nâng cao 70cm và quay 3 vòng. Chính “màn trình diễn” này đã làm cho nhiều cô dâu… ói ngay tại chỗ, có cô dâu lảo đảo xanh mặt, hay váy bị kẹt không lôi ra được.

Cụ thể là tiệc cưới ngày 20-10 vừa qua, người bị vòng xoay kẹt vào chân là cô dâu Tú Trinh. Do không được hướng dẫn trước nên Tú Trinh đứng quá sát vòng xoay và bị vòng xoay kẹp chân đau điếng, chảy máu, phải đưa vào băng bó vết thương. Sau đó, cô dâu đi tập tễnh cùng chú rể đi mời rượu hai họ. Tiệc cưới mất vui.

Từ khi bắt đầu làm lễ đến khi khai tiệc, khách phải chờ cả tiếng đồng hồ. “Trời nóng bức, tưởng vào nhà hàng để thư giãn, ai dè bị tiếng nhạc tra tấn đinh tai nhức óc, muốn nói chuyện phải gào thật to mà chẳng nghe gì”, một vị khách đến dự đám cưới cho biết.

Tội nghiệp nhất là đám cưới của cô dâu Lan Anh và chú rể Tấn Tài. Họ dở khóc dở cười vì khách bỏ về không ăn cỗ cưới. Nguyên nhân là khách phải chờ quá lâu. Thiệp mời 11g trưa mà 12g30 mới bắt đầu làm lễ. Một số người đói bụng, đã ra ngoài ăn phở lót dạ, có người bực bội bỏ về. Dĩ nhiên họ nói với cô dâu chú rể “do có việc gấp, hai em thông cảm”. Có người đến gặp chủ nhà hàng thẳng thắn “đề nghị nhà hàng xem lại thời gian tổ chức và nghi thức quá rườm rà”. Nhà hàng hứa sửa và xin lỗi.

Đến 2g15, khách mới được ăn nhưng dù cỗ có sang đến mấy ăn cũng không ngon vì quá bữa. Hơn nữa tâm lý khách rất bực bội vì phải chờ đợi quá lâu. Đám cưới hôm ấy thừa 10 mâm, chưa tính mâm “sơ cua”. Anh Nguyễn Trọng Dũng, một cán bộ quân đội đi dự tiệc cưới ở nhà hàng P. bức xúc nói: “Khách đói chờ dài cổ mà không được ăn. Nghi thức quá rườm rà, mất thời gian. Nên tổ chức ngắn gọn, nhẹ nhàng, trang trọng và tiết kiệm. Chúng tôi đi đám cưới chứ không phải đến để nghe nhà hàng quảng cáo” .

Trần Mạnh Tuấn
Source: SGGP

Read full story. . .

Petro Vietnam đầu tư vào Hậu Giang

Petro Vietnam được phép tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tự đầu tư hoặc phối hợp, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh Hậu Giang đầu tư các dự án mà hai bên cùng quan tâm trên địa bàn tỉnh.


Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) sẽ khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Đó là nội dung chính của thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Petro Vietnam và UBND tỉnh Hậu Giang vừa được hai bên ký ngày 28/10.

Ngoài trực tiếp tổ chức khảo sát cơ hội đầu tư tại địa phương này, thông qua thỏa thuận hợp tác, Petro Vietnam được phép tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tự đầu tư hoặc phối hợp, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh Hậu Giang đầu tư các dự án mà hai bên cùng quan tâm trên địa bàn tỉnh.

Trước mắt, Petro Vietnam tập trung các lĩnh vực nghiên cứu các dự án: cảng sông Hậu Giang; khu tái định cư cho cán bộ công chức của tỉnh tại thị xã Vị Thanh; triển khai đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu dân cư trung tâm thị xã Vị Thanh với tổng diện tích 65,63 ha, triển khai trong giai đoạn 1 là 29,5 ha và giao cho Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) làm chủ đầu tư dự án.

Ngoài ra, Petro Vietnam cũng sẽ nghiên cứu phát triển dịch vụ tài chính, bảo hiểm; phát triển hệ thống kho và mạng lưới kinh doanh LPG, xăng dầu, phân bón trên địa bàn tỉnh; đầu tư xây dựng hạ tầng trung tâm điện lực Hậu Giang và một nhà máy nhiệt điện tại trung tâm này.

Ngay sau lễ ký, Tổng công ty PVC - đại diện cho Petro Vietnam - đã tổ chức khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư ở trung tâm thị xã Vị Thanh với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng.

Dự án bao gồm trung tâm thương mại, trung tâm y tế, trường học, công viên... Dự kiến, sau khi dự án được hoàn thành vào năm 2012 sẽ đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho khoảng 10.000 người dân Hậu Giang.
Từ Nguyên
Source:VnEconomy

Read full story. . .

Tuesday, October 28, 2008

Dung Quat refinery Project Profile (Part 4 of 7)

3. Description of process units

Configuration Refinery




The process units included within the refinery configuration are:
- Crude Distillation Unit (CDU)
- Naphtha Hydrotreater (NHT)
- Izomerization Unit (ISOMER)
- Continuous Catalytic Reformer (CCR)

- Kerosene Treating Unit (KTU)
- Residue Fluidised Catalytic Cracker (RFCC)
- RFCC Naphtha Treating Unit (NTU)
- LCO Hydrotreating Unit (LCO-HDT)
- LPG Treating Unit (LTU)
- Propylene Recovery Unit (PRU)
- Amine Regeneration Unit (ARU)
- Sour Water Stripper (SWS)
- Caustic Neutralisation Unit (CNU)

- Sulphur Recovery Unit (SRU)


The refinery is designed to produce the following products:
- Domestic LPG

- Polymer Grade Propylene

- 90/92/95 RON Gasoline pool

- Burning Grade Kerosene

- Jet A1

- Auto Diesel

- Fuel Oil.


The refinery will also have it’s own utility and power production systems. Crude feedstock will be unloaded via a single point mooring and stored in the crude tank farm. Some intermediate refinery tankage is provided within the refinery fence, however, finished products are stored in a separate product tank farm. Product loading facilities will be provided for both Ocean and Coastal ships. Truck loading will also be provided for supply local to the refinery.

Feedstock Composition
The refinery is designed to operate on two feedstocks.

- 6.5 Million Tonnes per Annum of Bach Ho Crude (Sweet Case)

- 5.5 Million Tonnes per Annum of Bach Ho and 1.0 Million tonnes per annum of Dubai



Read full story. . .

Nuclear-powered passenger aircraft 'to transport millions' says expert

Call for big research programme to help aviation industry convert from fossil fuels to nuclear energy.

The United States experimented with a
nuclear reactor aboard a B-36 jet bomber

Nuclear-powered aircraft may sound like a concept from Thunderbirds, but they will be transporting millions of passengers around the world later this century, the leader of a Government-funded project to reduce environmental damage from aviation believes.

The consolation of sitting a few yards from a nuclear reactor will be non-stop flights from London to Australia or New Zealand, because the aircraft will no longer need to land to refuel. The flights will also produce no carbon emissions and therefore make no contribution to global warming.

Ian Poll, Professor of Aerospace Engineering at Cranfield university, and head of technology for the Government-funded Omega project, is calling for a big research programme to help the aviation industry convert from fossil fuels to nuclear energy.

In a lecture at the Royal Aeronautical Society tonight, Professor Poll will say that experiments conducted during the Cold War have already demonstrated that there are no insurmountable obstacles to developing a nuclear-powered aircraft.

The United States and the Soviet Union both began developing nuclear-powered bombers in the 1950s. The idea was that these bombers would remain airborne, within striking distance of their targets, for very long periods.

The United States tested a nuclear-powered jet engine on the ground and also carried out flight tests with a nuclear reactor on board a B-36 jet with a lead-lined cockpit over West Texas and Southern New Mexico. The reactor “ran hot” during the flights but the engines were powered by kerosene. The purpose of the flights was to prove that the crew could be safely shielded from the reactor.

Each flight was accompanied by an aircraft packed with marines ready to respond to a crash by parachuting down and securing the area.

The test programmes were abandoned in the early 1960s when the superpowers decided that intercontinental ballistic missiles made nuclear-powered planes redundant.

In an interview with The Times, Professor Poll said: “We need to be looking for a solution to aviation emissions which will allow flying to continue in perpetuity with zero impact on the environment.

“We need a design which is not kerosene-powered, and I think nuclear-powered aeroplanes are the answer beyond 2050. The idea was proved 50 years ago, but I accept it would take about 30 years to persuade the public of the need to fly on them.”

Professor Poll said the big challenge would be to demonstrate that passengers and crew could be safely shielded from the reactors.

“It's done on nuclear submarines and could be achieved on aircraft by locating the reactors with the engines out on the wings,” he said.

“The risk of reactors cracking open in a crash could be reduced by jettisoning them before impact and bringing them down with parachutes.”

He said that, in the worst-case scenario, if the armour plating around the reactor was pierced there would be a risk of radioactive contamination over a few square miles.

“If we want to continue to enjoy the benefits of air travel without hindrance from environmental concerns, we need to explore nuclear power. If aviation remains wedded to fossil fuels, it will run into serious trouble,” he said.

“Unfortunately, nuclear power has been demonised but it has the potential to be very beneficial to mankind.”

Professor Poll said an alternative to carrying nuclear reactors on aircraft would be to develop aircraft fuelled by hydrogen extracted from sea water by nuclear power stations.

However, he said that while hydrogen could be suitable for ground-based transport, its energy density was much lower than kerosene and it would be very difficult to design a long-range passenger aircraft capable of carrying enough of the fuel.

Rob Coppinger, technical editor of Flight International magazine, said it was more likely that nuclear reactors would be installed on unmanned air vehicles, used for reconnaissance or in combat, because there would be less need for heavy shielding than on a passenger plane.

Professor Poll will also present research tonight into measures to improve the efficiency over the next decade of short-haul aircraft such as the Boeing 737 and the Airbus A320. He will say that the replacements for these aircraft are likely to fly more slowly, adding about 10 minutes to a typical flight within Europe.

They are also likely to have open-rotor engines, which would use 20 per cent less fuel but could be much noisier than existing jet engines.

Ben Webster, Transport Correspondent
From The Times

Read full story. . .

Vietnamese seek the security of gold

Near the counter of the Phu Quy gold store in central Hanoi, a man hovers nervously with his wife, his six-year-old daughter and a 10-inch thick wad of 100,000 dong (£3.72) banknotes.

Above the sales desk, a flashing Bloomberg screen displays complex price charts, but Mr Tran is entranced by the simple, constantly changing “we sell” display controlled by the shop's own independent trading system: the price of gold flickers down to the equivalent of $1,037 per tael (1.31oz) and the brick of money is hastily shoved over the counter.

All around the store, the action is frenetic and will be all day because, despite the imposing statues of Ho Chi Minh and Lenin a few streets away, the Socialist Republic of Vietnam lives and breathes commodity markets.

Looming global recession has begun to ruin the party. Coffee, rice, pepper and other soft commodity exports on which so many Vietnamese depend have begun to fall into the same alarming spiral that has started to suck the prices of industrial metals to year-lows. People are questioning whether it was in Vietnam's interests to join the World Trade Organisation last year now that the American consumer is tightening purse-strings. In some cases, soft commodity prices have collapsed so sharply that producers are losing money on what they are selling. Food industry insiders in Hanoi say that shipment defaults have already begun.

The vibrant physical gold market reflects the deep distrust most Vietnamese have for their own currency and its fluctuations. They remember times when “one day, a wallet of dong would buy a cow, the next day 100g of beef” and put their faith in the more reliable precious metal. Gold's surge to $960 per ounce this year was a magical windfall for many Vietnamese households: the new fear is that even gold may now disappoint in the worldwide meltdown.

Vietnam's extraordinary economic success in recent years has, in effect, been a double-play on the global commodity boom and the voracious Western consumer. Just over 50 per cent of Vietnam exports are commodities — from prawns to the rubber for scooter tyres in Sichuan. The problem is that the commodity boom is now on hold. China can no longer be relied upon to provide endless commodity upside: the old logic that 1.5 billion consumers would “eat the world” has, temporarily, evaporated as a market force.

Suddenly, the Vietnam story looks vulnerable. Rubber sap prices have halved and the Vietnam Rubber Association has given warning that producers are operating at below breakeven levels. Stockpiles are starting to build.

There is similar trouble on black pepper markets, where the price of the best quality has fallen by 75 per cent since September. Even rice, at historic highs this year, has joined the downward trend. A spokesman for the Vietnam Coffee and Cocoa Association gave warning of similar trouble for coffee prices, which have plunged by more than a third since last month.

But the global downturn will hit another pillar of Vietnam's economy — its appeal to manufacturers as a cheap place to site factories. Japanese and Korean companies have been especially hot on this trend, but it has left Vietnam with an export profile skewed to Western consumption. About 45 per cent of Vietnam's exports to the US — its biggest export market by a wide margin - are clothing and shoes.

What a carry on

— The collapse of the global “carry trade” has emerged as the next destructive force to hit markets, sucking liquidity out of the system and leaving investors in torment

— The sharp plunges in crude oil, copper, rubber and coffee are all thought to be related to the unwinding of carry trades

— The “carry trade” is the process of loading up with debt in currencies such as the yen that could be borrowed very cheaply, and using that money to finance asset-buying sprees in more adventurous markets

— Carry trade stops making sense when foreign currency markets become volatile and the exchange rate risk outweighs the low cost of the original leverage

— Dozens of speculation-charged markets — from fine art and rare wine to exotic currency swaps — are thought to have been partly financed by the carry trade.

Leo Lewis
From The Times

Read full story. . .

Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài

Ông Lý Quang Diệu tại cuộc đối thoại hôm 24.10 - ảnh: Straits Times

Người tạo dựng nên một nước Singapore giàu có từ một hòn đảo trắng về tài nguyên nói rằng nước ông vẫn còn dựa vào điểm số để đánh giá người tài.

Tài năng và điểm số

"Ở Nhật Bản, trước khi bạn trở thành một kiến trúc sư về cảnh quan thì từ thời tiểu học người ta đã khẳng định bạn có óc thẩm mỹ về màu sắc, hình khối, và dạng thể. Nếu ở những bậc học cao hơn, bạn vẫn thể hiện những tố chất ấy, khi đó, bạn có thể trở thành nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư, nghệ nhân cảnh quan, hoặc người trang trí nội thất. Còn ở Singapore, chúng ta chọn người tùy vào điểm thi các môn toán, khoa học, ngôn ngữ... ở bậc trung học, hoặc dự bị đại học, mà chẳng cần biết họ có năng khiếu gì về thẩm mỹ không. Chúng ta gặp vấn đề về mặt kiến trúc. Chúng ta có những tòa nhà rập khuôn. Tôi tự hỏi vì sao. Vì chúng ta đào tạo hoặc sử dụng những người có điểm số cao về các môn kỹ thuật".

Ông Lý Quang Diệu phát biểu như vậy tại cuộc đối thoại kéo dài hơn một giờ đồng hồ hôm 24.10 xung quanh vấn đề phát triển nhân lực, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về nguồn lực con người kéo dài 3 ngày tại Singapore. Khoảng 700 lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế và chuyên gia về nhân sự trên thế giới tham dự hội nghị này.

Ông Lý nhiều lần nói rằng ông mong muốn "nâng cấp" mặt bằng văn hóa, và lòng yêu nghệ thuật của người Singapore, bằng cách mở thêm các trường đào tạo nghệ thuật và không ngừng nhắc nhở người dân thực hiện những hành vi ứng xử đẹp, văn minh. Ông từng thổ lộ rằng ông mê mẩn ngắm nhìn những sinh viên mỹ thuật ở Ý, ở Áo cắm cúi bên giá vẽ trước những kiến trúc trong thành phố của họ. Văn hóa, nghệ thuật có lẽ là những lĩnh vực mà ông Lý ít tự tin nhất khi nói về Singapore: "Bởi vậy, bây giờ chúng ta có những trường chuyên về thể thao, âm nhạc, nghệ thuật và giáo dục thể chất... Và bạn phải nhận diện từ sớm ai có thể là nhạc sĩ, ai là vũ công, ai bơi giỏi, ai có thể là vận động viên".

Những nhà lãnh đạo hạng A

Ông Lý, người rời chiếc ghế thủ tướng vào năm 1990 sau 31 năm nắm quyền và hiện đang là bộ trưởng cố vấn trong nội các của con trai ông, luôn tự hào về những người đã và đang gánh trọng trách phát triển đất nước Singapore, những người mà ông gọi là "nhóm hạng A".


Ông Lý nói rằng chính kiến thức đem lại cho bạn cuộc sống tốt đẹp: "Bạn phải xác định rõ ràng rằng kiến thức, học tập và ứng dụng kiến thức vào công việc là cái đem lại cho bạn một cuộc sống tốt. Ngược lại, những ai nghĩ rằng có thể trông cậy vào các mối quan hệ thân sơ, sự luồn lách, gian dối, người đó sẽ gặp trắc trở, bởi đã xem nhẹ việc trau dồi tri thức".

Khi được hỏi liệu Singapore có cần một cách thức lãnh đạo mới trong tương lai, ông Lý gián tiếp trả lời "Không": "Chúng ta phải có một nhóm hạng A... Chúng ta cần những con người "hạng nhất" với đầu óc khôn ngoan, có ý thức về trách nhiệm làm việc vì công chúng, có khả năng thực thi. Đó là nhóm hạng A". Ông cũng nói về quy trình chọn ra "nhóm hạng A": "Những người có tiềm năng làm lãnh đạo sẽ phải qua những cuộc tuyển chọn gắt gao, rồi được đặt vào guồng máy chính trị ít nhất 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ có thời hạn 5 năm, trước khi họ có thể được cất nhắc vào vị trí cao hơn (ý nói ghế bộ trưởng, phó thủ tướng hoặc thủ tướng - PV)". Một dạng lãnh đạo mà ông Lý cho rằng người ta nên tránh, đó là những người "nói giỏi hơn làm": "Người nói hay chưa chắc làm việc hiệu quả. Đó là hai phẩm chất khác nhau. Một chính trị gia giỏi phải có khả năng làm tốt cả hai".

Có một lý do, theo ông Lý, khiến tiêu chí lựa những lãnh đạo trong tương lai sẽ cao hơn, đó là cuộc cạnh tranh trước những nền kinh tế đang lên như Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng bù lại, cũng theo ông Lý, Singapore có sẵn một hệ thống pháp quyền minh bạch, trung chính, và trọng dụng người tài. Và đó là những thứ mà ông Lý tin: "Ấn Độ và Trung Quốc phải mất ít nhất 20 đến 50 năm để theo kịp".


Thục Minh (Văn phòng Singapore)

Source:thanhnien.com.vn

Read full story. . .

Monday, October 27, 2008

Petro Vietnam thỏa thuận hợp tác với nhiều tập đoàn Trung Quốc

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) vừa ký thỏa thuận hợp tác quan trọng với một số đối tác Trung Quốc.

Những thỏa thuận này được ký nhân chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 22 - 24/10.

Cụ thể, Petro Vietnam đã ký các thỏa thuận: hợp tác chiến lược với Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Hải dương Trung Quốc (CNOOC); nguyên tắc liên doanh xây dựng và vận hành cảng Sao Mai - Bến Đình (Vũng Tàu) với Tập đoàn Trung Hoa Chiêu thương Cục (CMG); nguyên tắc về việc thành lập công ty liên doanh sản xuất nhiên liệu sạch tại Nghi Sơn, Thanh Hóa với Tập đoàn XinAo.

Đối với CNOOC, hai bên cam kết mở rộng và thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai công ty ở hai nước cũng như tại các nước thứ ba, phù hợp với quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Đối với Tập đoàn CMG, hai bên thỏa thuận hợp tác liên doanh đầu tư, phát triển và xây dựng một cơ sở hậu cần biển và cảng hàng hóa tổng hợp tại Sao Mai - Bến Đình (Vũng Tàu, Việt Nam). Ngoài ra, hai bên cũng ký thỏa thuận nguyên tắc đầu tư xây dựng và vận hành khu công nghiệp dịch vụ dầu khí tại huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Trong buổi làm việc riêng với ông Fu Chengyu, Tổng giám đốc CNOOC, lãnh đạo hai bên bày tỏ sự hài lòng về quan hệ hợp tác trong khuôn khổ các dự án hợp tác song phương tại Vịnh Bắc Bộ và hợp tác ba bên tại khu vực Biển Đông.

Hai bên cũng đồng thời thống nhất thúc đẩy và mở rộng các kênh đối thoại để tăng cường sự hiểu biết và đồng ý cùng xúc tiến tích cực tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới trên cơ sơ bình đẳng và cùng có lợi trong các dự án kinh tế, tại Việt Nam, Trung Quốc và trên thế giới.

* Chiều 23/10, trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chứng kiến lễ ký kết số thỏa thuận ghi nhớ về thăm dò than ở khu vực đồng bằng sông Hồng giữa Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Than quốc gia Trung Quốc (CNACG) và Công ty Liên doanh Bantry Bay Asia LLC; thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinaline) với Tập đoàn Chiêu thương.
Từ Nguyên
Source: vneconomy.vn


Read full story. . .

Dung Quất: Chiếc áo cũ đã chật!

Theo quy hoạch xây dựng đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt năm 2007,
diện tích Khu kinh tế Dung Quất là 10.300 ha - Ảnh minh họa.

Khu kinh tế Dung Quất, mà tiền thân là Khu công nghiệp Dung Quất đã ra đời từ hơn 10 năm qua, đang phát triển với tốc độ nhanh.


Các chuyên gia dự báo, quy mô và tốc độ phát triển của Khu kinh tế này sẽ còn cao hơn nữa trong thời gian tới, nhất là sau khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước) chính thức đi vào vận hành sản xuất từ tháng 2/2009 tới đây.

Để đáp ứng yêu cầu này, mô hình nào cho Dung Quất, là vấn đề được nhiều người bắt đầu đề cập. Ngoài Dự án Nhà máy lọc dầu, được coi là "trái tim" của Khu kinh tế, đang đi vào giai đoạn xây lắp cuối cùng; tại đây đã hiện diện cảng nước sâu, các khu công nghiệp có quy mô lớn, tập trung nhiều dự án công nghiệp nặng (như: luyện cán thép, đóng mới tầu thủy tải trọng lớn đến 400.000 DWT...), khu đô thị, dân cư, du lịch.

Đồng thời tại đây cũng đã hình thành một hệ thống cơ sở xã hội gồm: bệnh viện đa khoa 300 giường, Trung tâm Văn hóa-thể dục-Thể thao, Trung tâm Truyền hình, trường đào tạo nghề... Tất cả thể hiện rõ nét một Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực...

Tính đến giữa tháng 10/2008 đã có 160 dự án được cấp phép đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất, với tổng vốn đăng ký khoảng 10,5 tỷ USD (tương đương 200.000 tỷ đồng); trong đó có 6 tỷ USD đã và đang triển khai thực hiện.

Mới đây nhất, Tập đoàn JFE Steel (Nhật Bản) đã chính thức đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các ngành hữu quan giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu khả thi ở mức độ chi tiết dự án Khu liên hợp luyện cán thép, có tổng công suất 6-10 triệu tấn thép thô/năm, với số vốn đầu tư dự kiến lên tới 5 tỷ USD.

Không chỉ thiếu mặt bằng cho phát triển

Theo quy hoạch xây dựng đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt năm 2007, diện tích Khu kinh tế Dung Quất chỉ có 10.300 ha; trong đó để phát triển công nghiệp chỉ đúng 2.333 ha, bao gồm: khu công nghiệp phía Tây (665 ha) dành cho các loại hình sản xuất công nghiệp nhẹ, và khu công nghiệp phía Đông (1.668 ha) dành cho công nghiệp nặng.

Thực tế cho đến nay khu công nghiệp phía Đông đã được các nhà đầu tư thuê hết hơn 76% diện tích (1.276/1.668 ha), trong đó có các dự án quy mô lớn, như: Nhà máy lọc dầu (316 ha), NM đóng tầu (250 ha), NM luyện cán thép Guang Lian (455 ha), NM Doosan (114 ha), NM Polypropylene (20 ha)... Như vậy, có thể nói Dung Quất không còn mặt bằng, quỹ đất để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư với các dự án công nghiệp nặng.

Không chỉ mặt bằng, mà cả hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu của Khu kinh tế Dung Quất đã thực sự quá tải. Tính đến nay, toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật và xã hội, của cả Nhà nước và doanh nghiệp mới đạt khoảng trên dưới 1.600 tỷ đồng, nghĩa là chưa tới 1% so với tổng giá trị các dự án đầu tư đã thu hút được vào đây (hơn 10,5 tỷ USD, tương đương với khoảng 200.000 tỷ đồng).

Riêng trong năm 2008, vốn đầu tư hạ tầng cho Dung Quất chỉ còn bằng khoảng 30% so với năm 2007, và cũng chưa đủ để hoàn thành các dự án dở dang hay sửa chữa, chứ không thể để làm mới hay mở rộng.

Khu kinh tế Dung Quất đang "khát" nhất là nguồn nhân lực. Các dự án lớn còn trong quá trình xây dựng đã thiếu hàng vạn kỹ sư, công nhân kỹ thuật trình độ cao... Dự báo nay đến năm 2010, Khu kinh tế Dung Quất sẽ cần tới khoảng 40.000 lao động với đủ các ngành nghề khác nhau. Mặc dù tại đây có trường đào tạo nghề đã đi vào hoạt động 4 năm qua, đào tạo và liên kết đào tạo được hơn 5.000 sinh viên và học sinh, trong đó có 1.000 công nhân kỹ thuật bậc cao theo đơn hàng của Nhà máy đóng tàu Dung Quất.

Đây là một nỗ lực lớn, nhưng so với nhu cầu thì kết quả còn khiêm tốn, đó là chưa nói đến chất lượng. Hàng vạn lao động kỹ thuật và chuyên gia phải huy động từ các nguồn, các địa phương khác đến làm việc. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt xen lẫn với cộng đồng dân cư tại chỗ đã phát sinh không ít vấn đề xã hội khá phức tạp...

Cần sớm có những giải pháp

"Việc mở rộng diện tích Khu kinh tế Dung Quất là một yêu cầu thực tế, khách quan. Có thể mới đáp ứng được triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài vào đây đạt 30 tỷ USD vào năm 2020, và hơn thế nữa trong tương lai". Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, ông Trần Lê Trung, xác nhận. Vào giữa năm 2008, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã trình Chính phủ đề án mở rộng Khu kinh tế Dung Quất lên khoảng hơn 63.000 ha, bao gồm cả diện tích đảo Lý Sơn và diện tích mặt nước.

Trong đó có cả việc xây dựng phát triển cảng Mỹ Hàn (hay còn gọi là cảng Dung Quất II), nằm trong phạm vi mở rộng của Khu kinh tế Dung Quất. Theo các tác giả dự án cảng Mỹ Hàn, thì cảng có quy mô lớn gấp 2 lần cảng Dung Quất hiện hữu, với chiều dài mép cảng hơn 16.700 mét, mặt bằng sau cảng rộng 600 ha, và khu nước trước cảng khoảng 1.000 ha có độ sâu tự nhiên đến 24 mét, có khả năng đón tầu tải trọng đến 260.000 DWT ra vào... Vấn đề là phải xây dựng các đê chắn sóng có tổng chiều dài hơn 7 km, và vốn đầu tư ước lên tới 280 triệu USD.

Đến nay, theo ông Lê Văn Dũng, Phó Ban quản lý thì Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí với chủ trương mở rộng Khu kinh tế Dung Quất và giao cho các bộ, ngành hữu quan triển khai thực hiện quy hoạch mở rộng này trên cơ sở tư vấn của trong và ngoài nước. Bộ Xây dựng đã giao nhiệm vụ cho Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn chủ trì nhiệm vụ. Do đó, vấn đề mặt bằng và cơ sở hạ tầng chính yếu nhất cho việc mở rộng Khu kinh tế Dung Quất đã có hướng giải quyết.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực, cũng đã có le lói những tín hiệu vui, ngoài việc chủ trương nâng trường đào tạo nghề tại chỗ lên thành trường cao đẳng trong tương lai. Mới đây nhất, tập đoàn Guang Lian cũng đã ký kết một chương trình hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho dự án liên hiệp luyện cán thép. Trường đại học I-Shou (Đài Loan) cũng đang tìm hiểu khả năng đến với Dung Quất.

Tuy nhiên, theo ý kiến của không ít chuyên gia, như TS. Trịnh Thùy Anh (Phó Trưởng khoa quản trị kinh doanh, Đại học Mở TP.HCM) thì: "Nhà nước cần sớm cho phép Khu kinh tế Dung Quất những cơ chế đặc biệt để phát triển. Với tốc độ thu hút đầu tư như hiện nay, cần mở rộng Khu kinh tế càng sớm càng tốt và định hướng phát triển Dung Quất theo mô hình đặc khu kinh tế".
Phạm Hùng Nghị
Source: vneconomy.vn

Read full story. . .

Đại dự án bauxite Tây Nguyên: người trong cuộc đề xuất gì?

Hiện vẫn chưa có một đánh giá tác động môi trường chiến lược của đại dự án bauxite ở Tây Nguyên, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu cụ thể. Còn câu hỏi tỉnh Đăk Nông đặt ra là: liệu dự án bauxite có phải là cửa thoát nghèo cho tỉnh, hay còn có thể làm gì khác? Cùng với việc phản biện qui hoạch bauxite Tây Nguyên, TS. Nguyễn Thành Sơn đã đề cập đến việc phải có chiến lược phát triển bền vững cho Tây Nguyên.


Môi trường sinh thái Tây Nguyên (ảnh: dvpub-chanelvn)


Phát triển bền vững Tây Nguyên như thế nào?

Từ những năm 80, khi bàn về phát triển thủy điện, trên tạp chí “Năng lượng” chúng tôi đã đề xuất thành lập một Ủy ban quốc gia về phát triển kinh tế Tây Nguyên. Cũng giống như thủy điện, việc phát triển bauxite rất cần có một ủy ban của Chính phủ chuyên về Tây Nguyên để xử lý những vấn đề vĩ mô: môi trường, sinh thái, dân cư, cộng đồng, an ninh xã hội… Chúng ta không thể trông cậy vào các đối tác nước ngoài như Vedan hay Miwon.

Với số vốn có hạn, chúng ta nên ưu tiên đầu tư cho phát triển cây công nghiệp có giá trị lớn trong kim ngạch xuất khẩu, có hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường cao hơn nhiều so với quặng alumina.

Thủ tướng đã có các quyết định số 168/2001/QÐ-TTg và 304/2005/QÐ-TTg về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. Đây là những quyết định cần thiết và sáng suốt, nhằm tôn tạo và phát triển các môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, xã hội và nhân văn của Tây Nguyên.

Với 127 tỷ đồng tiền phạt Vedan làm ô nhiễm môi trường (mà chưa chắc đã thu được), chúng ta có thể cải tạo được sông Thị Vải để nàng Kiều dám trẫm mình trong làn nước “xanh như ngọc” của cụ Nguyễn Du.

Nhưng với 127 tỷ đô la Mỹ (không phải tỷ đồng), chúng ta không thể đưa hàng trăm triệu tấn bùn đỏ trên cao nguyên đi chôn cất an toàn vĩnh viễn ở vùng có đá gốc, bằng phẳng, ít mưa như của thế giới, để Tây Nguyên của anh hùng Núp sẽ có hàng triệu khách du lịch đến cưỡi voi bản Đôn, và để các đối tác nước ngoài đến mua cao su, cà phê, chè, hoa, rau, quả của Tây Nguyên được ngủ trong các khách sạn “5 sao 4 không” của Đà Lạt (không điều hòa, không ma túy, không mại dâm, và không cờ bạc).

Cần rút ra các bài học chưa thuộc từ các dự án có yếu tố nước ngoài


Hồ thải bùn đỏ của mỏ khai thác bauxite ở Ấn Độ
(ảnh: red mud project)


Nếu Tây Nguyên - mái nhà của miền Trung - sẽ bốc cháy vì bùn đỏ (giống như sông Thị Vải đang bốc mùi hôi thối ở Đồng Nai), liệu chúng ta có cách gì để “chữa cháy”.

Hay cũng giống như hôm nay, UBND tỉnh Đồng Nai không thể đóng cửa được Vedan của một chủ tư nhân Đài Loan ngay trên đất của mình? Mùi không chỉ bốc lên từ sông Thị Vải.

Vấn đề “bùn đỏ” của bauxite hiện đang “cháy” thực sự (mặc dù chỉ trên giấy) trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trên Tây Nguyên.

Nhưng, hy vọng khái niệm Tây Nguyên gắn liền với “đất đỏ bazan” không bị đổi thành “bùn đỏ bauxite” để các cháu học sinh không phải học lại bài địa lý đã thuộc.

Phát triển bền vững Tây Nguyên là bài toán không khó giải. Chỉ có điều chúng ta có muốn giải hay không? Muốn giải thì phải học thuộc bài, và ai là người giải? Liệu các đối tác nước ngoài (những người rất thuộc bài) đang khát alumina của VN có thật lòng giúp chúng ta giải bài toán “bùn đỏ” này một cách khách quan, trung thực, đầy trách nhiệm như những chuyên gia của COMECON ngày xưa hay không?

Ngày nay, chúng ta may mắn hơn Nguyễn Du, đã hiểu rõ về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hãy nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định nêu trên của Thủ tướng, để cùng Chính phủ giữ lại mầu xanh cho Tây Nguyên hùng vĩ, để mộ các anh hùng liệt sỹ của chúng ta còn được lưu lại trên Tây Nguyên dưới bóng mát của cây cao su và cà phê, chứ không phải nằm bên cạnh những bãi bùn đỏ rộng hàng trăm hécta do chính chúng ta (là con, em, và đồng đội của các anh hùng liệt sỹ) tạo ra.

Khuyến nghị đối với dự án bauxite thử nghiệm

Khai thác bauxite ở Ấn Độ (ảnh: Gosaliagroup)


Để khắc phục những vấn đề tồn tại và để giải đáp những câu hỏi còn bỏ ngỏ về phát triển bền vững Tây Nguyên, giải pháp duy nhất với dự án bauxite là triển khai thử nghiệm.

Quy mô thử nghiệm chỉ nên giới hạn dưới 1,5 triệu tấn bauxite/năm. Địa điểm có thể trên cơ sở khu mỏ bauxite Gia Nghĩa hoặc tốt nhất là khu mỏ “1 tháng 5” vì khu mỏ này có trữ lượng được phê duyệt tương đối lớn, và có thể đại diện cho bauxite toàn vùng Tây Nguyên.

Về phương thức thử nghiệm, cần có sự giám sát toàn diện của cộng đồng xã hội thông qua chính quyền địa phương trong việc đưa ra các quyết định và thực hiện cam kết.

Mục tiêu thử nghiệm cần làm rõ những vấn đề khách quan và chủ quan còn bỏ ngỏ của các dự án, những câu hỏi lớn và quan trọng chưa có giải đáp của chủ đầu tư liên quan đến 10 nhóm vấn đề như sau:

1. Vấn đề xã hội: phản ứng của xã hội và cư dân địa phương về các dự án bauxite như thế nào? Phương án thu hồi đất và đền bù cho dân? Phương án hoàn thổ của chủ đầu tư? Khả năng tạo việc làm cho cư dân tại chỗ? Vấn nạn “bauxite tặc” trên Tây Nguyên (thuận lợi hơn nhiều so với “than thổ phỉ” ở Quảng Ninh) liệu có xẩy ra? Ngăn chặn thế nào?

2. Vấn đề đa dạng sinh học: thảm thực vật và nguồn động vật sẽ được quản lý như thế nào để tuân thủ Luật đa dạng sinh học đang được Quốc hội thông qua? Khả năng phục hồi thảm thực vật? Cây gì sẽ trồng được sau khi khai thác bauxite?

Do không đủ điện để chế biến nên Ấn Độ phải
xuất quặng thô (ảnh: gosaliagroup)

3. Vấn đề công nghệ: chất lượng bauxite của VN thích ứng như thế nào để áp dụng qui trình Bayer: độ ổn định của chất lượng, thành phần khoáng chất trong bauxite của VN tham gia các phản ứng với NaOH có nồng độ khác nhau và ở nhiệt độ khác nhau như thế nào? Công nghệ Bayer phù hợp đến mức độ nào? Thiết bị kỹ thuật của nước ngoài được chế tạo theo tiêu chuẩn nào? Có đạt được các chỉ tiêu và thông số kỹ thuật đề ra? Tiêu hao hoá chất và nguồn cung cấp hoá chất?

4. Vấn đề môi trường: thành phần bùn đỏ? Liệu có chất phóng xạ trong bùn đỏ? Khối lượng và tỷ lệ bùn đỏ? Mức độ độc hại của bùn đỏ? Phương thức chôn cất bùn đỏ an toàn, hiệu quả? Ảnh hưởng của bãi thải bùn đỏ đến môi trường nước ngầm, môi trường không khí? Các bãi chứa bùn đỏ trong điều kiện mưa lũ ở Tây Nguyên cần được thiết kế như thế nào cho phù hợp?

5. Vấn đề sinh thái: các hiện tượng dị thường về khí hậu vốn đang xẩy ra đối với Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung liệu có gia tăng hay giảm bớt do khai thác bauxite? Khả năng xảy ra các thảm hoạ môi trường ảnh hưởng tới vấn đề sinh thái của toàn vùng? Ảnh hưởng của việc khai thác bauxite đối với các tỉnh Nam Trung bộ và Campuchia? Các yếu tố thiên nhiên ở Tây Nguyên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề bùn đỏ?

6. Vấn đề nước ngọt: tiêu hao nước như thế nào? Ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước? Bổ sung nguồn nước tự nhiên? Phục hồi nguồn nước tự nhiên?

Hồ chứa bùn đỏ ở Ấn Độ tràn ra sông suối, nguồn nước sinh hoạt của dân làng
(ảnh: picasaweb)


7. Vấn đề kinh tế: vốn đầu tư thực và hiệu quả thực của dự án? Huy động vốn? Khả năng thanh toán nợ nước ngoài? Khả năng cạnh tranh của quặng alumina VN trên thị trường thế giới? Mô hình tổ chức sản xuất “không giống ai” của chủ đầu tư? Mô hình quản lý của chúng ta hiện nay có phù hợp để phát triển một ngành công nghiệp hoàn toàn mới?

8. Vấn đề chính sách: việc chế biến và tuyển quặng bauxite thành quặng alumina với những chi phí cao, phải trả giá đắt về môi trường sinh thái, có nhiều rủi ro chỉ để xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của các đại gia nước ngoài liệu có phù hợp? Liệu có nên cấm không xuất khẩu quặng alumina? Khả năng xây dựng nhà máy luyện nhôm như thế nào? Khả năng đề nghị nhà nước thay đổi chủ trương, chính sách cho phép xuất khẩu quặng bauxite không qua chế biến như thế nào?

9. Vấn đề về con người: nguồn nhân lực chắp vá của chủ đầu tư có đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả các dự án trên thực tế? Cần đào tạo như thế nào? Đào tạo lĩnh vực gì, nghề gì, ở đâu?

10. Vấn đề liên quan đến hành vi ứng xử: dự án thử nghiệm sẽ giúp người dân địa phương hiểu rõ thực sự về quan điểm và thái độ của chủ đầu tư, cũng như của các đối tác nước ngoài đến phát triển kinh tế trên địa bàn như thế nào? Ngược lại, dự án thử nghiệm sẽ giúp chính quyền địa phương biết cần phải làm gì để phối hợp phát triển các ngành kinh tế khác, các dịch vụ hậu cần, cũng như các biện pháp phối hợp và hỗ trợ chủ đầu tư.

Kết luận 3 điểm: nhu cầu - hiệu quả - hiểm họa

Ảnh 4: Đua voi Tây Nguyên (ảnh: vov)


Việc khai thác bauxite và chế biến quặng alumina chỉ đáp ứng được nhu cầu cần nhập khẩu của các đại gia nhôm trên thế giới. Nền kinh tế chưa có nhu cầu về quặng bauxite và alumina vì Việt Nam chưa có thừa điện để luyện nhôm.

Khai thác bauxite trên Tây Nguyên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái toàn vùng rộng lớn. Việc sản xuất alumina trên Tây Nguyên chắc chắn sẽ tạo ra các hồ bùn đỏ có nguy cơ bị mưa lũ cuốn trôi tràn ra toàn vùng rộng, gây ra thảm hoạ về môi trường.

Các dự án bauxite & alumina kém hiệu quả hơn nhiều lần so với dự án cao su và cà phê (với cùng một số tiền vốn bỏ ra), và không giải quyết được vấn đề việc làm cho dân cư địa phương, làm căng thẳng thêm vấn đề hạ tầng cơ sở vốn đã kém phát triển (điện, nước và giao thông vận tải).

Kiến nghị 4 điểm

Thứ nhất, cần sớm đình chỉ các dự án khai thác và chế biến bauxite qui mô lớn ở trên Tây Nguyên. Cần rà soát lại việc tuân thủ pháp luật của các dự án này. Ngoài việc phải tuân theo luật Đầu tư, các dự án bauxite cần tuân theo luật Khoáng sản, các dự án alumina cần tuân theo các văn bản pháp qui về hoá chất độc hại. Về nhiều khía cạnh, các dự án bauxite và alumina trên Tây Nguyên chưa tuân thủ đúng theo luật và các qui định hiện hành.

Thứ hai, chỉ nên triển khai 1 dự án thử nghiệm và trình diễn cụ thể trên thực tế (thay cho các lời hứa hay cam kết trên giấy của các chủ đầu tư) để tìm ra các câu trả lời cho 10 nhóm vấn đề còn bỏ ngỏ nêu trên, để kịp thời rút kinh nghiệm tránh các nguy cơ có thể xẩy ra, và để không lặp lại các sự việc nghiêm trọng như Vedan.

Thứ ba, cần quan tâm và ưu tiên nước ngọt và có các chính sách thoả đáng khác cho việc phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, điều…) đúng với tiềm năng của Tây Nguyên, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, bù đắp cho danh mục dầu thô sắp cạn của VN.

Thứ tư, cần thành lập “Uỷ ban quốc gia về phát triển kinh tế Tây Nguyên” trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội để chỉ đạo toàn diện việc phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.

Thay cho lời kết, chúng tôi muốn nhắc lại câu nói của một triết gia: “Phát triển chẳng giống ai là cách tự huỷ hoại mình nhanh nhất”.

TS. Nguyễn Thành Sơn
Source: tuanvietnam.net

Read full story. . .

Vài ly rượu 'đen' có thể giết người

Trong khi nhiều người Sài Gòn vẫn nhâm nhi rượu không rõ nguồn gốc với lập luận “uống ít không sao", thì các bác sĩ khẳng định, chỉ cần vài ly rượu methanol, người uống đã có thể hôn mê, thậm chí tử vong.

Thực tế 30 ca nhập viện vì ngộ độc rượu tại TP HCM thời gian qua, cho thấy, nhiều người chỉ mới uống vài ly đã có dấu hiệu mê man.

Một bệnh nhân ngụ ở quận 2 may mắn thoát chết sau khi nhập viện vì rượu độc cho biết, hôm đó anh chỉ uống đúng 4 ly thì đã thấy mệt lả người. “Mới đầu, tôi ngỡ mình bệnh, nhưng gần một ngày sau vẫn không dậy được, nhập viện mới biết mình bị ngộ độc methanol”, anh nói.

Dân nhậu cầy vẫn vô tư dùng rượu không nhãn mác. Ảnh: Thiên Chương

Điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy với đôi mắt giảm thị lực do chất độc trong rượu gây nên, một nạn nhân methanol cho biết, anh chỉ uống vài ly với bạn bè. Uống xong vẫn tỉnh táo nhưng gần một ngày sau mới bắt đầu thấy mệt. Theo người nhà bệnh nhân, do thấy anh này uống ít lại không quá say nên khi thấy anh than mệt, gia đình chủ quan không chuyển viện sớm.

Gần 10 người khác từng điều trị do ngộ độc rượu tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 115, cũng tỏ ra ngạc nhiên khi nhập viện vì trước đó họ chỉ uống chưa đến 10 ly nhỏ.

Theo bác sĩ Đinh Dạ Lý Hương, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, tùy theo sự nhạy cảm của từng cơ địa mà methanol gây phản ứng khác nhau, tuy nhiên do đây là chất cực độc, nên liều gây độc là rất thấp. “Chỉ với 7 ml methanol, người uống đã có thể hôn mê sâu và chết nếu chậm cấp cứu”, bà Hương nói.

Rượu không nguồn gốc được cho vào chai nước ngọt, nước suối chờ bán. Ảnh: Thiên Chương

Bác sĩ Hương, cho biết, khi uống, rượu có chứa methanol chậm say hơn rượu thật nhưng đào thải chậm và tích lũy dần dần. Methanol được chuyển hóa trong cơ thể người bằng phản ứng oxy hóa biến thành formaldehyde và axit formic, và đây là axit cực độc mà chỉ cần một lượng nhỏ cũng khiến tế bào thần kinh ngừng hô hấp, gây rối loạn khả năng nhìn hoặc tử vong.

Cũng theo bác sĩ Đinh Dạ Lý Hương, liều gây độc được tính trên hàm lượng methanol có trong rượu. Hàm lượng methanol càng cao thì tính gây độc càng cao. Cho nên không thể nói uống ít không gây ngộ độc. Với những loại rượu chứa đến 40% methanol như Sở Y tế TP HCM từng phát hiện, thì chỉ cần 1 - 2 ly, đã có thể bị trúng độc.

Bác sĩ Đỗ Hoàng Giao, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, thì cho rằng, trước tình trạng ngộ độc rượu xảy ra liên tiếp, biện pháp tốt nhất để phòng ngộ độc không phải là uống ít, mà là không nên uống, nhất là các loại rượu không rõ nguồn gốc, nhãn mác.

“Trường hợp trót uống và thấy có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài, người nhà cần khuyên bệnh nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra. Việc để người say ở nhà nhiều ngày, tự chữa trị bằng cách cho uống thuốc, đánh gió… càng dễ khiến quá trịnh ngộ độc sâu, khó cứu chữa hơn”, bác sĩ Giao nói.

Thiên Chương
Via: VNE

Read full story. . .

Add to Technorati Favorites

Recent Posts