Friday, October 24, 2008

BOUYGUES CONSTRUCTION WINS CONSTRUCTION CONTRACT IN VIETNAM WORTH 100 MILLION EUROS

Bouygues Construction subsidiary Bouygues Bâtiment International has won the 100-million-euro designand-build contract for a 200-metre-tall tower building in Vietnam, the M&C Tower. The 42-storey building will be on the banks of the Saigon river in Ho Chi Minh City.

The complex founded on five basement levels will comprise a large six-floor shopping centre beneath the two separate wings of the tower. One wing will have apartments and the other offices. The total floor area will be 150,000 sq. metres.



DP Architects PTE Ltd
This project will be built using the "top and down" method which involves excavating downwards and building upwards simultaneously. Although this procedure involves technical complications, it saves time and avoids the need for major temporary excavation support. The construction methods for the project were developed to meet the particularly severe constraints of the site: densely built-up urban area and truck traffic restricted to night-time.

Work on the project is about to start and will run for three years (38 months), involving 800 people at peak times.

The contract confirms Bouygues Construction's very strong position on the skyscraper market. Since the start of 2008, the Group has won three large contracts for tower buildings, including structural renovation of the AXA/CB31 Tower (Paris - La Défense) for more than 300 million euros.

Bouygues Construction has enjoyed dynamic business in Southeast Asia for many years. The group is present through local subsidiaries (Dragages Hong Kong, Dragages Singapore, Dragages Macau and Bouygues Thai), Bouygues Travaux Publics, Bouygues Bâtiment International and VSL. It generated sales of nearly 550 million euros in the region in 2007.

It is currently completing Chongming Tunnel beneath the Yangtze river in Shanghai, China and is building Machang Bridge and Busan Port in South Korea, the Sail@Marina Bay towers in Singapore, several residential complexes in Bangkok, Thailand, and a vast recreational complex in Macau.

The group was recently designated "preferred bidder" for the design, construction, operation and maintenance of the world’s largest PPP sports complex, in Singapore: Premier Park. This 600-million-euro project will comprise a 55,000-seat stadium, a 41,000-sq.-metre shopping centre, a major aquatic centre and a water leisure park.

Read full story. . .

Turner International Projects in VietNam


Turner was chosen as construction manager for the Financial Tower, a sixty-eight story office tower in Ho Chi Minh City, Vietnam.

At 290 meters, the building will be the tallest in the country and will include 100,000 square meters of commercial space. The tower is being developed by Bitexcoland, the property development arm of Binh Minh Import-Export Production and Trade Co.

The design team includes Carlos Zapata Studio of New York, who based the concept for the tower on the lotus flower, Vietnam’s national symbol, and the Paris-based firm architecture firm, AREP, which specializes in urban development.

Scheduled for completion in a mere 36 months, the tower furthers the city’s goal of becoming a Southeast Asian commercial and financial center.

Architect: Carlos Zapata Studio / AREP
Structural Engineer: Leslie E. Robertson Associates

Read full story. . .

Bài học từ sự cố công trình xây dựng

Trong một vài năm gần đây, trên thế giới và cả ở nước ta không ít công trình xây dựng kể cả những công trình hiện đại, phức tạp đã bị sự cố. Có thể kể ra những sự cố điển hình như sập đổ Bể bơi AquaPark ở Matxcơva; sập Ga Hàng không Sân bay Charles de Gaulle ở Paris; sập hai nhịp neo cầu Cần Thơ đang thi công; Vỡ 50m đập chính đang thi công của công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt; sụt toàn bộ Trụ sở Viện Khoa học xã hội miền Nam do tác động của việc thi công tầng hầm Cao ốc Pacific tại TP.Hồ Chí Minh; hay là sự phá hoại công trình khi xảy ra động đất, lũ lụt và bão mới ở cấp trung bình… Tất cả những sự cố trên không chỉ liên quan tới những tác động đặc biệt của thiên nhiên, của việc khai thác sử dụng quá khả năng cho phép hoặc của các nhân tố chủ quan khác mà có liên quan tới những quan niệm đã lỗi thời về độ an toàn của chính bản thân công trình như một hệ thống phức tạp bền vững lâu dài tổng thể trong quá trình xây dựng và khai thác sử dụng.

Điều này đặt ra một câu hỏi: Liệu những công trình càng hiện đại, phức tạp thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro? Hay những qui định kỹ thuật hiện có đã không tiếp cận được các tiến bộ trong kỹ thuật xây dựng ngày nay?
Trước thực trạng này, việc xác định rõ nguyên nhân của sự cố, rút ra các bài học để quản lý an toàn công trình xây dựng là nội dung hết sức quan trọng trong tiến trình đổi mới Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng nước ta.
Với tư cách là một chuyên gia có nhiều năm theo dõi và trực tiếp tham gia điều tra sự cố các công trình xây dựng, tôi xin nêu một số ý kiến về sự cần thiết rút ra bài học sau mỗi sự cố công trình xây dựng.

1. Một số khái niệm liên quan đến sự cố công trình xây dựng

Trong nội dung của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hàng năm có phần thống kê của các địa phương, ngành về sự cố các công trình xây dựng. Để đảm bảo sự tiếp cận một cách thống nhất, Bộ Xây dựng đã ban hành Hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành xây dựng hướng dẫn chi tiết nội dung kê khai này.
Tuy vậy, nội dung hướng dẫn này vẫn chưa cụ thể còn định tính. Tôi xin đề xuất thêm một số khái niệm định lượng để cụ thể hoá các khái niệm định tính của văn bản nêu trên nhằm phục vụ nội dung bài viết này và cũng là gợi ý cho sự đổi mới cách định nghĩa những khái niệm trên. Những khái niệm này không có tính pháp lý khi áp dụng mà chỉ có ý nghĩa tham khảo.

a. Định nghĩa sự cố

Sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép làm cho công trình có nguy cơ sụp đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế (khoản 29 điều 3 Luật Xây dựng).

b. Phân loại sự cố

- Sự cố sập đổ: Bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình bị sập đổ phải dỡ bỏ để làm lại.
- Sự cố về biến dạng: Nền, móng bị lún; kết cấu bị nghiêng, vặn, võng… không thể sử dụng được bình thường phải sửa chữa mới dùng được.
- Sự cố sai lệch vị trí: Móng, cọc móng sai lệch vị trí, hướng; sai lệch vị trí quá lớn của kết cấu hoặc chi tiết đặt sẵn… phải sửa chữa hoặc thay thế.
- Sự cố về công năng: Công năng không phù hợp; thấm dột; cách âm, cách nhiệt không đạt yêu cầu; thẩm mỹ phản cảm… phải sửa chữa, thay thế để đáp ứng công năng của công trình.

c. Cấp độ của sự cố

- Sự cố cấp độ nhẹ: Là công trình hoặc bộ phận công trình bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, nhưng chưa bị sập đổ hoặc có nguy cơ bị phá hoại. Chi phí khắc phục sự cố này <>
- Sự cố cấp độ vừa: Là bộ phận kết cấu, bộ phận công trình bị sập đổ hoặc bị hư hại đe doạ tính mạng của con người hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Khắc phục loại sự cố này cần kinh phí từ 01 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc sự cố này đã gây thương tích 01 người trở lên.
- Sự cố cấp độ nghiêm trọng: Là công trình bị sập đổ hoàn toàn hoặc bộ phận công trình bị sập đổ, bị hư hại nặng nề gây thiệt hại về người, tài sản đe doạ ô nhiễm môi trường. Sự cố đã gây thiệt hại về con người (từ 01 - 03 người) hoặc chi phí khắc phục hậu quả từ 05 tỷ đến 50 tỷ.
- Sự cố đặc biệt nghiêm trọng: Là sự sập đổ toàn bộ công trình hoặc bộ phận công trình gây thiệt hại về người và gây ô nhiễm môi trường. Sự cố công trình đã gây thiệt hại về sinh mạng từ 03 người trở lên hoặc kinh phí khắc phục hậu quả trên 50 tỷ VND.

2. Bài học gì từ những sự cố công trình xây dựng?

Theo suy nghĩ cá nhân, bất kỳ một sự cố công trình hay một tai nạn nghề nghiệp nào trong xây dựng, trước hết bản thân nó phải được coi là một phần hay một mắt xích trong hệ thống nhiều mắt xích của hoạt động xây dựng. Nói vậy không có nghĩa chúng ta coi sự cố hoặc những sai phạm kỹ thuật là đương nhiên trong hoạt động xây dựng mà cần thừa nhận thực tế đó để chủ động phòng ngừa các rủi ro kỹ thuật. Chỉ có thể tránh khỏi các rủi ro đó khi đã xác định rõ các nguyên nhân rủi ro và chủ động có các giải pháp phòng ngừa trong quản lý chất lượng công trình ở các giai đoạn thiết kế, thi công và khai thác sử dụng. Những nguyên nhân từ những sai sót kỹ thuật, những sự cố công trình xây dựng được chọn lọc thành các bài học. Vì vậy, việc phân tích nguyên nhân sự cố, sai sót kỹ thuật nên được coi là một lĩnh vực cần được đầu tư nghiên cứu một cách hệ thống trong chiến lược phát triển KHCN xây dựng nước nhà.
Thực tế cho thấy, những sự cố xảy ra trong năm qua đều ở giai đoạn đang thi công và có chung nguồn gốc là sự hiểu biết của chúng ta còn chưa đầy đủ về những tác động đặc biệt của thiên nhiên, sự thiếu độ dự trữ về độ bền, độ ổn định của chính bản thân các giải pháp trong quá trình xây dựng….

Điều tra sự cố công trình là một công việc cực kỳ phức tạp không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mà cần có tinh thần trách nhiệm cao trước cộng đồng. Do đó, việc điều tra bất kỳ một sự cố nào cần phải được tổ chức một cách khoa học, khách quan với sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm và các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tuỳ theo cấp độ của sự cố công trình hay những sai sót kỹ thuật. Nói cách khác, bất kỳ một sai sót nhỏ làm sai lệch bức tranh toàn cảnh sự cố thì sẽ đưa ra những kết luận không khách quan hoặc thậm chí sai lầm và như vậy nó chẳng giúp ích gì cho sự phát triển bền vững của ngành Xây dựng.

Vì vậy, để tránh được những kết quả mập mờ và không có cơ sở khoa học, từ các sự cố trong nước và nước ngoài cho phép rút ra bài học từ các sự cố xảy ra trong thời gian qua, theo tôi có thể phân thành 3 nhóm cơ bản.

Nhóm thứ nhất gồm những lỗi và vi phạm nặng các tiêu chuẩn, định mức trong thiết kế và thi công. Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi mắc những lỗi này thì sự phá hoại một phần hoặc toàn bộ công trình về nguyên tắc sẽ xảy ra trong giai đoạn thi công. Nhiều trường hợp như vậy đã được biết đến trong thực tế.

Nhóm thứ hai có thể gồm một loạt nguyên nhân mà sự kết hợp của chúng có thể dẫn tới sự cố. Trước hết đó là những thiếu sót và những lỗi khác nhau trong thiết kế và thi công đã làm giảm mức dự trữ độ bền của các chi tiết kết cấu riêng rẽ. Những công trình bị những thiếu sót dạng này cũng chưa đủ gây nên sự cố. Để làm giảm đáng kể chất lượng hoặc gây phá hoại công trình còn phải kể đến những tác động trong quá trình khai thác sử dụng.

Ví dụ về các tác động theo thời gian và gia tăng trong quá trình khai thác sử dụng như lún không đều của nền, móng? Sự mỏi của kết cấu; Sử dụng sai công năng… Việc làm rõ và đánh giá được những loại sai sót khác nhau và những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình là nhiệm vụ của việc thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng và giám sát quá trình khai thác sử dụng.

Nhóm thứ ba là những tác động nguy hiểm từ môi trường địa kỹ thuật và môi trường thiên nhiên mà các kết cấu của công trình không được thiết kế để sẵn sàng tiếp nhận và có thể vượt quá những gì mà tiêu chuẩn kỹ thuật quy định hay tiêu chuẩn kỹ thuật không quy định. Những tác động này thuộc nhóm này hiện nay đang là nguy cơ lớn nhưng không dễ loại trừ.

Những vấn đề này, thực tế hiện nay tồn tại ở khắp nơi, kể cả tại các nước phát triển. Điều này được giải thích bởi sự phát triển kỹ thuật và công nghệ, việc nâng cao những yêu cầu đối với khai thác sử dụng không tương xứng với yêu cầu cũ vẫn còn được giữ lại trong hệ thống các quy định kỹ thuật. Mặt khác, về chủ quan, con người thực thi các nhiệm vụ mà đặc biệt là người chủ trì vẫn chưa đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để hiểu được một cách hệ thống công trình phức tạp có đòi hỏi rất cao về sự an toàn, về sự bền vững tổng thể trong suốt quá trình xây dựng và khai thác. Phải chăng chúng ta đang thiếu những Tổng chủ trì thiết kế; Tổng công trình sư, những Kỹ sư trưởng, những Kỹ sư chính thực thụ trên công trường? Nên chăng chúng ta sớm hình thành đội ngũ này một cách chuyên nghiệp.

3. Vấn đề dự trữ độ bền vững của công trình

Chúng ta cần bàn tới việc đảm bảo khả năng dự trữ an toàn của công trình trong công tác thiết kế, thi công. Trong quá trình điều tra sự cố, yếu tố quan trọng cho phép định hướng trong việc tìm kiếm nguyên nhân sự cố là trình tự sập đổ. Những gì liên quan đến chất lượng vật liệu, kết cấu thì hoàn toàn có thể kiểm tra bằng thiết bị. Nhưng khi kiểm tra thiết kế, kết quả tính toán có độ chính xác tương đối và không cho phép đánh giá khả năng dự trữ thực tế về độ bền vững của công trình có tính đến toàn bộ hệ thống, đặc biệt tại những thời điểm nằm ngoài giai đoạn đàn hồi trước sự cố. Những cải tiến trong thiết kế rút kinh nghiệm từ những sự cố công trình là phải giải quyết được bài toán phân phối lại nội lực trong kết cấu. Thí dụ Tháp Tự do (Freedom Tower) được xây dựng tại nơi Toà Tháp đôi WTC từng toạ lạc ở New York trước vụ khủng bố ngày 11- 9 - 2001 có cấu trúc lõi thép, hệ thống dầm và các cột chịu lực được thiết kế sao cho khi một hoặc một số trụ chính bị hư hại thì trọng lực của toàn nhà được phân phối đều cho các kết cấu còn lại. Không những thế, hệ kết cấu này còn dự trữ khả năng làm việc trong các tình huống bất lợi đảm bảo thoả mãn các yêu cầu khắt khe khác về an toàn cho con người.

Những tác động của môi trường theo thời gian như lún không đều, nhiệt ẩm, mỏi về nguyên tắc có tính chất tích luỹ, những thiếu sót trong thiết kế, thi công đã thể hiện ra từ rất sớm ở dạng nứt, võng nhưng rất tiếc, chúng ta không coi trọng quan sát. Do đó, việc xây dựng một hệ thống quan sát lún và trạng thái làm việc của công trình hoạt động liên tục, thông suốt là hết sức cần thiết để ngăn chặn rủi ro về chất lượng. Việc theo dõi, quan trắc để đánh giá được khả năng dự trữ của công trình nhằm kịp thời đưa ra các cảnh báo cần thiết ngăn chặn sự cố cần phải thực hiện không chỉ ở những công trình đang xây dựng mà còn rất cần thiết đối với các công trình đang sử dụng. Những lưu ý này không mới và đã được quy định trong các văn bản qui phạm pháp luật nhưng rất tiếc, vấn đề kinh phí đang cản trở việc thi công việc này. Không nên trì hoãn bởi nguy cơ sự cố công trình gây thảm hoạ đối với con người và môi trường luôn hiện hữu. Vì vậy hãy làm tất cả những gì có thể làm được và làm thường xuyên sao cho có thể loại trừ được những sự cố đau lòng đã xảy ra trong năm 2007.

4. Kết luận

Thông tin về các sự cố công trình là hết sức bổ ích đối với thực tiễn nhưng tiếc thay chúng ta chưa có thói quen là cần phổ biến. Cách nhìn nhận của chúng ta về sự cố công trình vẫn còn nặng về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân liên quan đến sự cố đó. Như đã phân tích ở trên, giá trị của việc phổ biến sự cố sẽ mang lại giá trị thực sự lớn đó là bài học giúp chúng ta phòng ngừa để không tái lặp những sự cố tương tự. Là một người nghiên cứu nhiều năm về “Bệnh học công trình” và đã trực tiếp tham gia điều tra nhiều sự cố công trình từ 1988 tới nay, tôi cho rằng thật sai lầm nếu mục tiêu ban đầu của nhiệm vụ điều tra sự cố công trình là tìm người có lỗi. Vì vậy, mục tiêu quan trọng nhất của bất kỳ cuộc điều tra sự cố công trình hay điều tra sự xuống cấp sớm là tìm nguyên nhân kỹ thuật của sự việc đó để từ đó tìm ra bài học để những sự cố, sự xuống cấp đó không xảy ra trong tương lai. Khi đã có nguyên nhân được xác định một cách khoa học, khách quan, chính xác thì việc phân định lỗi của tổ chức, cá nhân mới thực sự công bằng và “tâm phục, khẩu phục”.

(Nguồn: PGS.TS. Trần Chủng - T/C Xây dựng, số 8/2008)

Read full story. . .

Quy định mới nhất về bồi thường, tái định cư ở chung cư sắp sập

Lô O chung cư Nguyễn Kim, P.7, Q.10 - một trong những lô chung cư
hư hỏng nặng chờ giải tỏa - ảnh: M.Nam
Quy định này có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 11.2008 (thay thế cho quy định cũ năm 2004) sẽ ảnh hưởng đến hàng chục ngàn hộ dân đang sống tại gần 140 lô chung cư hư hỏng nặng trên địa bàn TP.HCM.

Chiều 23.10, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) đối với các hộ dân đang cư ngụ tại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn TP.HCM.

Về bồi thường bằng tiền

Cụ thể, đối với nhà ở thuộc sở hữu tư nhân (SHTN - có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ): được bồi thường bằng 100% giá trị đất theo đơn giá đất ở và 100% giá trị nhà, vật kiến trúc theo đơn giá xây dựng mới. Trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì phải khấu trừ số tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Về nhà ở thuộc diện mua trả góp: Đối với diện tích tương ứng phần tỷ lệ (%) tiền đã trả góp: Tính bồi thường bằng tỷ lệ (%) số tiền đã trả góp nhân (x) với 100% giá trị nhà và giá trị đất. Đối với phần diện tích chưa trả góp xong: tính như nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (SHNN), được hỗ trợ bằng 60% giá trị nhà và giá trị đất tương ứng của nhà thuộc SHTN có cùng vị trí.

Đối với nhà ở đang thuê thuộc SHNN: Trường hợp đủ điều kiện để tính hỗ trợ theo diện nhà ở thuộc SHNN: Tính hỗ trợ bằng 60% giá trị nhà và giá trị đất tương ứng của nhà thuộc SHTN có cùng vị trí. Trường hợp không đủ điều kiện (không đủ điều kiện hợp thức hóa và chuyển quyền thuê nhà ở thuộc SHNN): Thực hiện theo Quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP.HCM (ban hành ngày 14.3.2008).

Về bồi thường bằng nhà ở tại các địa điểm khác

Hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng không nhận bồi thường bằng tiền thì được bố trí căn hộ khác, như sau:

1. Trường hợp bố trí lại căn hộ khác trên địa bàn quận bị giải tỏa hoặc tại các quận lân cận có giá trị căn hộ tương đương với vị trí giải tỏa:

a) Đối với nhà ở thuộc SHTN: Được bố trí lại căn hộ chung cư khác theo nguyên tắc bằng với phần diện tích nhà phải di chuyển của từng hộ; nếu có chênh lệch, thì xử lý như sau: diện tích nhà bố trí lại lớn hơn diện tích nhà phải di chuyển thì người được bố trí phải thanh toán phần giá trị chênh lệch cho nhà đầu tư; trường hợp diện tích nhà bố trí nhỏ hơn diện tích nhà phải di chuyển, thì ngược lại.

b) Đối với nhà ở thuộc diện mua trả góp và nhà ở đang thuê thuộc SHNN: Người bị thu hồi nhà được thuê nhà ở tại nơi TĐC; diện tích thuê mới tại nơi TĐC phù hợp với diện tích thuê cũ; được mua, được thuê nhà theo quy định của Chính phủ về nhà ở thuộc SHNN.

2. Trường hợp bố trí lại căn hộ khác trên địa bàn các quận, huyện có giá trị căn hộ thấp hơn vị trí giải tỏa:

a) Đối với nhà ở thuộc SHTN: được điều chỉnh, bố trí lại căn hộ chung cư khác với diện tích tiêu chuẩn được hưởng xác định theo công thức sau: Diện tích tiêu chuẩn được hưởng = (Diện tích nhà ở nơi cũ được bồi thường x Đơn giá bồi thường nhà, đất nơi cũ) / Đơn giá nhà, đất thực tế nơi bố trí.

b) Đối với nhà ở thuộc diện mua trả góp và nhà ở đang thuê thuộc SHNN: người bị thu hồi được thuê nhà ở tại nơi TĐC; diện tích thuê mới tại nơi TĐC được xác định theo công thức nêu tại điểm a khoản này và phù hợp với thiết kế căn hộ chung cư được bố trí; được mua, được thuê nhà theo quy định của Chính phủ về nhà ở thuộc SHNN.

Về các khoản hỗ trợ khác

Trường hợp hộ gia đình đông người (8 người trở lên) và có nhu cầu mua thêm căn hộ, thì chủ đầu tư dự án có trách nhiệm ưu tiên xem xét, giải quyết bán thêm căn hộ khác trong cùng dự án theo sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường (giá kinh doanh); đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện TĐC không phải nộp lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trường hợp các hộ thuộc diện nghèo và chính sách (được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận) phần diện tích phải trả tiền được UBND quận, huyện xem xét trả góp trong 15 năm. Trường hợp các hộ gia đình này không có khả năng trả góp và không có nhu cầu TĐC thì thực hiện phương thức bồi thường bằng tiền theo quy định…

Minh Nam

Source: Thanhnien

Read full story. . .

Công ty DESO (Pháp) đoạt giải nhất thiết kế quảng trường TT Thủ Thiêm

Sáng nay (23-10), Ban Quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi thiết kế quốc tế khu quảng trường trung tâm, công viên bờ sông và cầu đi bộ khu đô thị mới Thủ Thiêm. Giải nhất đã được trao cho Công ty DESO (Pháp), giải nhì thuộc về Công ty Hager AV (Thụy Sĩ) và giải ba là Công ty EDA Win (Hong Kong, Trung Quốc).

Cuộc thi đã nhận 78 sản phẩm dự thi của 25 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong sáu tháng (tháng 3-2008 đến 9-2008), trải qua hai vòng bình chọn, hội đồng giám khảo đã chọn ra sáu sản phẩm chất lượng, trong đó có ba sản phẩm xuất sắc nhất đoạt giải.

Các tác phẩm xuất sắc đã được triển lãm tại Bảo tàng TP.HCM ( 65 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM) từ 23 đến 28-10 (ảnh). Những tác phẩm đoạt giải sẽ được mời thương thảo hợp đồng thiết kế.

LỤC BÌNH

Source:Tuoitre

Read full story. . .

PMC đề xuất đầu tư hầm đường bộ Đèo Cả

Ngày 23-10, Sở Giao thông- Vận tải Phú Yên cho biết Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ (PMC) vừa hoàn thành thủ tục đề xuất đầu tư dự án hầm đường bộ đèo Cả trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận hai tỉnh Phú Yên- Khánh Hòa. Các thủ tục đề xuất đầu tư dự án này đã được Cục Đường bộ chấp thuận và đang trình Bộ Giao thông vận tải.

Đoạn đường qua đèo Cả bị sạt lở, gây ách tắc giao thông trong mùa mưa 2007

Theo đề xuất của PMC, hầm đường bộ đèo Cả do PMC làm chủ đầu tư, chiều dài toàn tuyến hơn 11km, bắt đầu từ xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa (Phú Yên), rẽ tuyến về phía nam qua địa phận thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam (huyện Đông Hòa), qua đường hầm xuyên đèo đến thôn Tây, xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Sau khi nối lại với quốc lộ 1A một đoạn 800m, tuyến tiếp tục có một đường hầm dài 350m xuyên qua đèo Cổ Mã và nối vào quốc lộ 1A hiện nay tại km 1373 +500. Riêng hầm xuyên qua đèo Cả dài 5450m.

Dự kiến tổng mức đầu tư dự án hầm đường bộ đèo Cả hơn 8.800 tỉ đồng, trong đó phần hầm đèo Cả 6.678 tỉ được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), phần đường dẫn hai bên hầm và đường hầm đèo Cổ Mã được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).

Đèo Cả dài 12km, hiện là một trong những đường đèo có chiều dài, độ cao, nhiều khúc cua nguy hiểm nhất trên quốc lộ 1A. Trong khi đó, đường đèo này đang bị hư hỏng nghiêm trọng nên không đảm bảo an toàn giao thông, thường xuyên bị ách tắc. Dự kiến sau khi xây dựng hầm đường bộ đèo Cả, quốc lộ 1A đoạn qua đường đèo này sẽ giảm gần 9km, đồng thời đáp ứng mật độ phương tiện lưu thông trên quốc lộ 1A theo dự báo đến năm 2025 là hơn 17.000 xe, hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông thường xảy ra trên đoạn đường này.

Q.LONG

Source: Tuoitre

Read full story. . .

Thursday, October 23, 2008

Chúng ta đủ khả năng quản lý, vận hành nhà máy điện hạt nhân

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT chúng ta có đủ năng lực để vận hành nhà máy điện hạt nhân và chỉ cần 32 tháng để đào tạo một đội ngũ về những vấn đề này.

Bên lề kỳ họp Quốc hội, Tiền phong đã trao đổi với Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Nguyễn Đăng Vang về khả năng phát triển điện hạt nhân ở nước ta, cũng như về ý kiến của một số nhà khoa học cho rằng kế hoạch xây một lúc 4 lò phản ứng hạt nhân là liều lĩnh.

Ông Vang nói: Để có lò phản ứng hạt nhân vào năm 2020 là vô cùng quan trọng. Hiện bây giờ, chúng ta có nhu cầu tăng trưởng năng lượng khoảng 17%/năm, nhưng ta mới chỉ sản xuất được 13-14%, tức là mỗi năm thiếu 3-4%. Do tích tụ nhiều năm nên thiếu nghiêm trọng.

Thưa ông, sử dụng điện hạt nhân sẽ có lợi gì?

Chúng ta đã thấy vấn đề cần sử dụng điện hạt nhân từ nhiều năm qua. Trên cơ sở xem xét, cân đối các dự án khác nhưng thấy không đủ, cho nên ta cần phải tập trung vào loại năng lượng.

Trong quá trình thẩm tra vấn đề điện hạt nhân, chúng tôi thấy đây là một giải pháp làm cho giá thành điện thấp, khoảng bằng 60-65% so với các giải pháp khác. Khi các nguồn thủy điện, nhiệt điện không cung cấp đủ năng lượng, giải pháp này không chỉ tốt về giá thành mà còn là giải pháp hạn chế tác động về môi trường.

Chúng tôi đã thăm một nhà máy điện nguyên tử của Nhật Bản với 5 lò phản ứng, nhưng cũng chỉ chiếm một diện tích nhỏ hơn 40 ha, xung quanh là một công viên 180ha nữa, như vậy là tổng cũng chỉ chiếm có 120ha. Trong khi đó, các dự án khác, nhất là thủy diện phải cần tới 200-300km2.

Cái lo ngại nhất là an toàn năng lượng, an ninh tại đó thì chúng ta phải sử dụng những lò phản ứng thế hệ mới nhất, cho đến bây giờ là thế hệ thứ 3 để cho an toàn cao nhất.

Một số nhà khoa học trong nước cho rằng trình độ của ta về điện hạt nhân mới ở mức độ “xóa mù chữ”, vậy chúng ta có đủ năng lực không?

Tôi nghĩ rằng, trong quá trình vận dụng khoa học công nghệ vào nước ta thường có hai vấn đề quan trọng: ứng dụng khoa học công nghệ đó và quản lý, vận hành chúng.

Để quản lý vận hành một nhà máy như vậy, người ta chỉ cần có 11 người, chẳng lẽ đất nước ta không tìm được 11 người có kỷ luật cao, có đủ trí tuệ để làm việc đó. Còn số công nhân vận hành nhà máy cũng chỉ mấy trăm người.

Chúng tôi cho rằng, chúng ta có đủ năng lực để làm việc đó và để đào tạo một đội ngũ vận hành những vấn đề này cần thời gian khoảng 32 tháng. Từ nay đến 2020, còn 12 năm nữa, không lẽ chúng ta lại không đào tạo được mấy trăm người(?!)

Thưa, hiện có ý kiến đưa ra là cần tới 15 năm để đào tạo một đội ngũ đáng để “chọn mặt gửi vàng”?

Chúng tôi đã nghiên cứu và rất nhiều tài liệu khác cho thấy không phải là như vậy.

Trên thế giới, các nước cũng rất dè chừng với điện hạt nhân, trong khi chúng ta chỉ mới bắt đầu nhưng lại đồng thời xây dựng tới 4 lò phản ứng hạt nhân, thưa ông?

Chương trình đưa ra là như vậy. Nhưng chúng tôi được biết là sẽ làm lần lượt, mỗi năm làm một lò chứ không phải là làm ngay lập tức cả 4 lò. Tuy nhiên đây dự án lớn, là công trình quan trọng quốc gia, bao giờ cũng thông qua Quốc hội quyết định. Hiện vấn đề này cũng đang trong giai đoạn hội thảo, lấy ý kiến, chưa trình ra Quốc hội.

Về sản lượng, các nước sử dụng điện hạt nhân thường dưới 15%, nhưng chúng ta lại đặt mục tiêu 15% ?

Một số nước phát triển tốt, sản lượng điện hạt nhân chiếm tới 80% như Pháp, hay Nhật trên 20%, Mỹ cũng có 20%. Chúng ta mới bắt đầu đi và năm 2020 mới bắt đầu vận hành lò đầu tiên (Theo như hội thảo, chứ chưa phải quyết định của Nhà nước hay Quốc hội) thì từ nay đến 2020 thế giới đã tiến đi rất xa, cho nên chúng ta dự kiến đến lúc đấy đạt tỷ lệ 15% là rất khó so với tổng nguồn năng lượng điện chúng ta sử dụng.

Cho dù chúng ta vận hành cả 4 lò cũng không đủ 15% (4.000MW). Chưa kể, nhu cầu sử dụng điện của ta đến năm 2020 sẽ tăng lên rất nhiều.

Nguyễn Tuấn
Via:Tienphong

Read full story. . .

Wednesday, October 22, 2008

Vietnam and Venezuela in oily embrace

Venezuelan President Hugo Chavez is bringing his controversial brand of petroleum diplomacy to Vietnam, a geopolitical move in line with South American fuel exporter's bid to ship less oil to the US and more to Asia.

Vietnam's state-owned oil company, PetroVietnam, and its Venezuelan counterpart, Petroleos de Venezuela (PDVSA), announced big new plans in August for joint upstream and downstream oil projects. In one multi-million dollar deal, PDVSA plans to export crude oil and invest in the establishment of a Vietnam-based refinery to take and process the fuel.

Venezuelan energy and oil minister Rafael Ramirez said the deal would entail the creation of two joint companies, one to transport.

The upstream contracts are expected to be formally signed later this month when Chavez makes his second official visit to Vietnam. The negotiations were hammered out in Caracas in August when a delegation of Vietnamese officials led by Industry and Commerce Minister Vuy Huy Hoang met with Chavez and his Venezuelan government counterparts. The deals are expected to help shore up Vietnam's shaky energy security while diversifying a bigger share of Venezuela's oil exports away from the West and towards Asia. Chavez, who has cut a strong profile in Latin America with his left-leaning economic nationalism and diplomatic antagonism towards the US, has stated his ambition to build strong, trade-linked ties with Vietnam's communist regime. His visit later this month will follow up an initial energy cooperation agreement he signed in July 2006 in Hanoi. At that time, Chavez was reported saying that he hoped to draw Vietnam into his alliance against "US imperialism". This came just a few weeks before Chavez's eyebrow-raising remark at the United Nations when he said he could still smell sulfur on the podium after an earlier presentation made by US President George W Bush. Chavez has used generous oil deals and revenues earned through PDVSA to forward his anti-US political agenda in Latin America. His overtures towards Vietnam represent Chavez's first big foray into Asia. His campaign has aimed at building closer ties with similarly left-leaning governments, such as Cuba and Bolivia, and other countries that are not closely allied with the US or Western Europe. With its rapid economic growth and rising diplomatic profile, including one of the revolving seats on the United Nations' Security Council, communist-run Vietnam is a natural beachhead for Chavez to pursue his Asian agenda. Venezuela's oil-driven gambit will also help fill the void left by Hanoi's long time patron Russia, which throughout the 1980s and 1990s was a key player in the country's energy sector. It's unclear if Venezuela's move into Vietnam is in anyway linked to recent Russian-Venezuelan military cooperation aimed at counterbalancing the US. Two Russian fighters trained for the first time in Venezuela on Wednesday and Chavez has said the two sides will conduct joint naval exercises in November, which will include a nuclear-powered guided missile cruiser, according to news reports.

Oil and politics
Vietnam's Venezuelan embrace coincides with its warming bilateral relations with the US. Vietnam relied heavily on US support for its bid to join the World Trade Organization last year and Vietnam's pragmatic leadership under prime minister Nguyen Tan Dung has shown no signs of joining Chavez's anti-US campaign. That's because trade and investment, rather than ideology and war grievances, now guide Vietnam's diplomacy. The US is now one of Vietnam's most important trade partners, with two-way trade reaching US$12 billion in 2007. US oil giants ConocoPhillips and Chevron have operations in Vietnam, while Exxonmobil is looking towards new upstream investments. US companies have also made major investments in export-driven manufacturing facilities in Vietnam. At the same time, Hanoi is open to building commercial ties with any country where economic benefits can be accrued, particularly in the energy sector. In the case of Venezuela, the budding bilateral relationship could help fill Vietnam's emerging energy gap as more pressure is put on Vietnam's oil supply as a result of increased domestic demand and flattening local production. Venezuela is Latin America's largest and among the world's 10 biggest oil producers, with an output of 2.6 million barrels per day in 2007, according to the BP Statistical Review of World Energy. More than 80% of that crude output is exported, much of it to the US, although Caracas now aims to diversify more of its exports to Asia with China an important target market. PetroVietnam's foray into Venezuela follows several other Asian national oil companies which, under Chavez's encouragement, have recently forged investment ties with PDVSA. Russia's Gazprom, Iran's Petrobras, China National Petroleum Corp and India's Oil and Natural Gas Corp all now have Venezuela-based operations. While those state-led firms move in, Chavez has made tax conditions for big private Western oil firms more onerous. Vietnam is also a major, but declining, oil producer, ranking as the third largest in Southeast Asia after Indonesia and Malaysia. The country exports virtually all of its crude because the country lacks domestic refining capacity. A 130,000 barrels per day refinery is scheduled to come on stream at Dung Quat on the country's central coast next year. Plans for other refineries situated in the country's northern and southern regions are set to follow. The government is keen to attract foreign investment for these planned refineries and Hanoi has courted Venezuela's technical know-how and rich store of petrodollars. Vietnam's own crude production levels are faltering, with output falling from a high of 427,000 barrels per day in 2004 to 340,000 barrels per day last year. As of July this year, production was down to 290,000 barrels a day. While new fields set to come on-stream later this year will boost production, Hanoi still needs desperately to diversify its import options. PetroVietnam's upstream foray into Venezuela is clearly in response to this state-led strategy. Following in the footsteps of Malaysia's state-owned Petronas - which has successfully transformed itself from a domestic to a multinational energy company, PetroVietnam is now bidding to build its own overseas portfolio. The state-controlled oil company now has positions in Algeria, Madagascar, Cuba, Peru, Mongolia, Central Asia, Malaysia and Indonesia. In the Middle East, it is seeking a new upstream stake in Iraq and is among a group of companies qualifying for Iraqi petroleum contracts. PetroVietnam had taken a 100% stake in Iraq's Amara oil field, but operations were suspended after the 2003 invasion. The planned ventures between PetroVietnam and PDVSA underscore the growing global trend of big national oil companies joining forces. No longer is the global petroleum industry driven only by major Western oil corporations, such as ExxonMobil, Chevron, BP, and Shell, who before mergers dominated the industry as the "seven sisters". Now national oil companies are increasingly dynamic players, both in their own countries and internationally. Meanwhile Chavez's oil-driven, anti-US agenda has made its first inroads into Asia.
By Andrew Symon
Andrew Symon is a Singapore based writer and analyst specializing in energy and resources. He may be reached at andrew.symon@yahoo.com.sg (Copyright 2008 Asia Times Online (Holdings) Ltd. All rights reserved.

Read full story. . .

Người Nhật bàng hoàng về vụ PCI





Người Nhật đặc biệt quan tâm vụ PCI vì tiền thuế của họ bị sử dụng sai trái
Đã tròn một tháng trôi qua kể từ khi Nhật Bản chính thức khởi tố vụ các viên chức công ty tư vấn PIC ở Tokyo tội hối lộ quan chức Việt Nam để được xây một dự án công.

Các ông Masayoshi Taga, Kunio Takasu, Haruo Sakashita, Tsuneo Sakano bị khởi tố hôm 28/08/08 vì đã đưa hối lộ tổng cộng 820,000 đôla trong dự án dùng vốn viện trợ phát triển (ODA) của Nhật cho công trình xa lộ Đông Tây ở TPHCM.

BBC phỏng vấn Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo để biết dư luận Nhật đánh giá sao về vụ khởi tố các viên chức PCI vì tội đưa hối lộ ở Việt Nam.

Giáo sư Trần Văn Thọ: Liên quan đến việc sử dụng ODA của Nhật có thể nói chưa có sự kiện nào lớn bằng vụ PCI lần này và chưa bao giờ dư luận Nhật Bản quan tâm theo dõi diễn tiến sự kiện sử dụng bất chính ODA như lần này.

Tôi hiện đang nghiên cứu tại Mỹ nhưng qua báo mạng cũng thấy các nhật báo lớn ở Nhật đều tường thuật sự kiện và có xã luận về vấn đề này.

Đầu tháng này gặp một bạn đồng nghiệp người Nhật ở Tokyo sang dự hội nghị ở Mỹ cho biết các đài truyền hình ở Nhật liên tiếp nhiều ngày đã đưa sự kiện lên màn hình làm thành một trong những tin chính trong ngày.

Dư luận Nhật bàng hoàng

Theo tôi, sự kiện này lôi cuốn quan tâm của dư luận Nhật Bản vì ba yếu tố: thứ nhất, dân chúng ngày càng quan tâm giám sát nội dung chi tiêu ngân sách của chính phủ để cho tiền thuế của họ được sử dụng đúng mục đích và không lãng phí.

Đặc biệt từ thập niên 1990, trong bối cảnh kinh tế trì trệ, ngân sách thâm hụt, dân chúng đặc biệt nghiêm khắc đối với việc sử dụng ngân sách nhà nước.

Các đảng phái đối lập, các cơ quan ngôn luận và các tổ chức phi chính phủ (NGO) đều được quyền tiếp cận các thông tin liên quan chi tiêu ngân sách.



"Nhiều người Nhật đã bàng hoàng khi thấy trong vụ PCI số tiền chi tiêu bất chính quá lớn "

Giáo sư Trần Văn Thọ

ODA cũng là một bộ phận trong ngân sách và nằm trong sự giám sát chung đó.

Thứ hai, là người dân của một nước tiên tiến, người Nhật thấy xấu hổ khi công ty của nước mình có hành vi bất chính tại nước ngoài.

Nhất là từ năm 1998 khi Nhật đã phê chuẩn Công ước ngăn ngừa hành vi đưa hối lộ cho quan chức nước ngoài của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), một tổ chức của các nước tiên tiến, và Nhật đã sửa đổi Luật ngăn ngừa cạnh tranh bất chính để nội dung đi sát với tinh thần của công ước ấy.

Bốn thành viên trong ban lãnh đạo của công ty PCI bị bắt vì tội vi phạm luật này.

Thứ ba, có lẽ nhiều người Nhật đã bàng hoàng khi thấy trong vụ PCI số tiền thuộc loại cho vay ưu đãi đã rơi vào chi tiêu bất chính quá lớn (chỉ một dự án mà số tiền bất chính lên tới 820.000 USD).

Và nhất là tiền hối lộ đó được đưa cho quan chức của một nước mà thu nhập GDP đầu người mới chỉ ở mức 800 USD.

Hơn nữa sự kiện lại xảy ra tại một nước mà bấy lâu nay họ thấy rất có cảm tình, thấy gần gũi về văn hóa và nhiều mặt khác.

Đối với tuyệt đại đa số người Nhật, việc nhận viện trợ nước ngoài là chuyện bất đắc dĩ trong một giai đoạn ngắn của quá trình phát triển, và giới lãnh đạo của nước nhận viện trợ phải có ý thức trách nhiệm trong việc dùng tiền viện trợ.

Nhật cũng đã từng là nước nhận viện trợ. Từ năm 1946 đến năm 1951, Nhật đã nhận viện trợ không hoàn lại từ Mỹ, số tiền nầy được quản lý chặt chẽ và chỉ dùng để nhập khẩu những nguyên liệu cần thiết cho sản xuất.

Từ năm 1949 đến 1961, Nhật vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng thế giới và chính phủ Mỹ, để dùng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và để phát triển một số ngành công nghiệp.

Trong thời gian đó, nhiều quan chức cao cấp khi đi công du ở nước ngoài phải thuê khách sạn rẻ tiền, phải ở chung phòng để tiết kiệm ngoại tệ. Sự kiện PCI gây sốc cho nhiều người Nhật còn vì bối cảnh đó nữa.

BBC Mục tiêu Nhật giúp Việt Nam qua các khoản viện trợ ODA là gì? Vì món nợ quá khứ thời chiến, còn muốn tạo ảnh hưởng thì đó là ảnh hưởng gì?

Giáo sư Trần Văn Thọ: Không riêng gì Việt Nam, ODA của Nhật cấp cho các nước đang phát triển có hai mục đich chính: một là duy trì, tăng cường quan hệ ngoại giao để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ chính sách, lập trường của mình trên vũ đài quốc tế; hai là, tạo điều kiện để các công ty của Nhật đến đầu tư (ODA xúc tiến xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền đề để công ty tư nhân đầu tư kinh doanh, sản xuất).

ODA của Nhật bắt đầu từ thập niên 1960, tập trung tại khu vực Á châu, nơi Nhật có nhiều lợi ích về ngoại giao và kinh tế, tuy từ thập niên 1990, các nước Phi châu cũng được chú trọng nhằm tăng cường chính sách ngoại giao đa phương và nhất là ngày càng nhiều nước Á châu đã phát triển, không cần nhận nhiều ODA như trước.

Riêng Việt Nam, một nước ở giai đoạn có nhu cầu nhận ODA và lại có vị trí đăc biệt quan trọng đối với Nhật cả về ngoại giao và kinh tế. Việt Nam là một trong những nước thành viên quan trọng của ASEAN, một khu vực mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đang tranh dành ảnh hưởng. Với qui mô dân số, vị trí địa lý, và văn hóa gần gũi với Nhật, Việt Nam còn là môi trường đầu tư nhiều tiềm năng đối với doanh nghiệp Nhật Bản.

BBC: Nhìn lại cả quá trình đầu tư, viện trợ của Nhật vào VN từ vụ sập cầu Cần Thơ đến vụ PCI, có ý kiến nào trong chính giới Nhật, hay truyền thông của họ cho rằng cần xem lại cách làm việc ở Việt Nam?

Giáo sư Trần Văn Thọ: Sự kiện PCI chắc chắn đã làm cho hình ảnh Việt Nam trong dư luận Nhật Bản và trong lòng người Nhật xấu đi nhiều. Đó là điều rất đáng tiếc.

Nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ ảnh hưởng đến chính sách ODA của Nhật đối với Việt Nam.

Như đã nói ở trên, chính sách ODA được hoạch định và thực hiện trên những tính toán về chiến lược, lợi ích về ngoại giao và kinh tế.

Việt Nam không phải lo về vấn đề ODA có bị cắt giảm hay không mà cái đáng lo hơn cả là làm sao gỡ lại thể diện của đất nước trong dư luận ở Nhật và trên vũ đài quốc tế.

Muốn vậy chính phủ cần hợp tác tích cực với Nhật trong việc điều tra sự kiện và xử phạt công minh người có tội.

Được biết vào cuối tháng 8/2008, chính phủ Nhật có đề nghị với chính phủ Việt Nam lập Ủy ban hỗn hợp để giám sát các dự án ODA nhằm phòng tránh các sự kiện tương tự.

Theo chỗ tôi tìm hiểu, cho đến nay, ít nhất là trong vòng 20 năm nay, chưa có một ủy ban tương tự giữa Nhật với các nước nhận ODA của họ.

Thành ra nếu Ủy ban hỗn hợp Nhật Việt ra đời thì đây là một sự kiện không mấy danh dự cho Việt Nam.

Do đó, tốt nhất là Việt Nam phải chủ động cho thấy mình sẽ sẵn sàng chuẩn bị cơ chế để phòng chống hiện tượng tiêu cực trong ODA nói riêng và tệ nạn tham nhũng nói chung.

Một cơ chế hữu hiệu khi dân chúng có quyền giám sát tài chính và quá trình thực thi dự án ODA thông qua báo chí và xã hội dân sự.

BBC: Thay đổi nội các Nhật thời gian này sẽ tác động ra sao đến quan hệ hai bên?

Giáo sư Trần Văn Thọ: So với thủ tướng Fukuda Yasuo, thủ tướng mới Aso Taro có lẽ không có quan tâm đặc biệt đối với các nước Á châu. Tuy nhiên sẽ không có sự thay đổi trong quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Như đã nói, Việt Nam vẫn là nước được chú trọng trong chính sách ngoại giao của Nhật và là môi truờng đầu tư quan trọng của các công ty Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ giảng dạy môn kinh tế học ở Đại học Waseda, Tokyo. Trong thời gian trả lời phỏng vấn BBC ông đang làm nghiên cứu tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ.

Via: www.bbc.co.uk

Read full story. . .

Vung Ro Oil Refinery in Vietnam

20/11/2007

VietNamNet Bridge - The country’s first wholly foreign-invested oil refinery project was licensed on November 18 by the People’s Committee of the central province of Phu Yen .


The UK ’s Technostar Management Ltd and Russia ’s Telloil will form a joint venture to build the Vung Ro Oil Refinery at a total cost of 1.7 billion USD. The facility will occupy 200 ha of land and 210 ha of water surface near the Vung Ro port in the province’s Dong Hoa district.

Technostar will hold 51 percent ownership in the project, which would become the nation’s fourth oil refinery currently planned or under construction.

The project is expected to supply the domestic market with four million tonnes of refined petroleum products annually at the end of its 500 million USD first phase, to be completed in 2011. The project’s output will be increased to eight million tonnes yearly at the end of the second phase in 2013.

Crude oil for the refinery will be obtained from Petro Vietnam as well as imported from Middle East sources.

Under the terms of the licence, the project would enjoy an exemption of land use rental fees for the first 11 years of operation and a corporate income tax rate of only 15 percent for the first 12 years of operation, compared to the general rate of 28 percent.

Vietnam ’s annual demand for petroleum products is estimated to surge to 20 million tonnes by 2012, from 12.5 million tonnes in 2006.

To meet the rising domestic demand, Petro Vietnam is working on oil refineries in Quang Ngai, Thanh Hoa and Ba Ria-Vung Tau provinces. When all four are fully operational, their combined production output will total 20 million tonnes per year.

Vietnam imported 10.4 million tonnes of refined petroleum products in the first 10 months of this year, up 12.1 percent over 2006, according to the General Statistics Office. The imports in the first 10 months cost 5.85 billion USD, 16 percent over the same period last year.

Lacking refining capability, the nation exported over 12.4 million tonnes of crude oil equivalent in the same 10-month period, worth nearly 6.65 billion USD, representing year-on-year declines of 9.9 percent in volume and 7.5 percent in value.
Source: VNA

Read full story. . .

Một lò phản ứng hạt nhân chưa đảm bảo về quy mô kinh tế

Đó là ý kiến của ông Lê Tuấn Phong - Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) - trả lời việc các nhà khoa học cho rằng chỉ nên xây dựng một lò phản ứng hạt nhân thay vì xây 4 lò cùng lúc.

Thưa ông, trên cơ sở nào Bộ Công Thương đề xuất xây cùng lúc 4 lò phản ứng hạt nhân?

Rất tiếc, tôi không có điều kiện tham dự cuộc họp này. Tuy nhiên, theo tôi việc phát triển điện hạt nhân căn cứ vào dự báo nhu cầu, cân bằng năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng.

Về nhu cầu, phải tính toán, dự báo trên kịch bản tăng trưởng, phát triển kinh tế, trình Chính phủ, chứ đâu phải Bộ quyết định được.

Kinh tế càng phát triển tiêu thụ điện càng nhiều, dự kiến năm 2020 Việt Nam sẽ tiêu thụ từ 200 – 240 tỷ kWh, tùy thuộc tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 8 – 8,5%/năm (kịch bản cơ sở) hoặc 10 – 11% năm (kịch bản cao).

Về cân bằng năng lượng, trong tương lai gần chúng ta sẽ phải nhập khẩu năng lượng, ví dụ như than. Việc nhập khẩu than gặp nhiều khó khăn. Nhập khẩu khối lượng lớn phải có hạm đội tàu, cảng lớn, than đốt xong lại thải ra lượng xỉ rất lớn, ảnh hưởng đến môi trường...

Về an ninh năng lượng thì Việt Nam phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng. Theo nghiên cứu, giá điện hạt nhân rẻ hơn than nhập khẩu. Còn về vấn đề tại sao xây 4 lò chứ không phải 1 lò thì tôi phải nói là chỉ xây một lò về quy mô kinh tế là không hợp lý.

Nếu làm ăn nhỏ lẻ thì không bao giờ có giá rẻ. Xây một tổ máy Nhà nước cũng phải xây dựng một bộ máy quản lý về tiêu chuẩn, giám sát, thanh tra, ra văn bản pháp luật liêu quan, rồi phải xây dựng trương trình đào tạo, nội địa hóa, nâng cao năng lực... mà xây nhiều lò cũng phải làm như vậy.

Hơn nữa, xác suất xảy ra sự cố ở một lò hay nhiều lò là như nhau. Vậy tại sao lại xây một chứ không phải nhiều lò? Chỉ làm một lò thì không nên làm. Trong Quy hoạch điện 6 đã có tiến độ cụ thể cho từng tổ máy chứ cũng không hoàn toàn xây dựng liền một lúc.

Ông đánh giá thế nào về tiềm lực của Việt Nam hiện nay trong vận hành và quản lý điện hạt nhân, đặc biệt là vấn đề nhân lực?

Trong chương trình phát triển năng lượng hạt nhân đã có chương trình đào tạo nhân lực điện hạt nhân, đã trình Chính phủ cách đây 2 – 3 năm. Giai đoạn nào cần bao nhiêu nhân lực, loại nào đã được tính toán rồi. Hiện nay chương trình này đang được triển khai.

Một số nước như Nhật, Hàn Quốc đã nhận đào tạo các đợt ngắn hạn và đã đào tạo được nhiều đợt rồi. Đào tạo ngắn hạn là cho các cán bộ đang làm việc trong ngành điện. Họ đã có kiến thức về ngành này nên học quy trình vận hành rất nhanh. Nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện hạt nhân khác nhau mỗi cái lò. Nhà máy nhiệt điện thì lò đốt bằng than, dầu, khí còn nhà máy điện nguyên tử là lò phản ứng.

Giai đoạn nào cần gì thì đào tạo để đáp ứng. Chẳng hạn hiện nay đang cần cán bộ quản lý dự án, cán bộ xây dựng văn bản pháp lý thì phải cử cán bộ trong ngành điện đi học. Còn muốn đào tạo chuyên gia để vận hành nhà máy thì phải cử sinh viên đi. Lớp trẻ đã ra trường hiện đang đi làm cho các dự án. Chỉ còn lớp sinh viên. Sau khi được đào tạo sẽ quy về tiếp tục làm dự án. Ai giỏi thì học tiếp làm chuyên gia.

Khi nào chọn được công nghệ nào cho nhà máy điện hạt nhân của ta thì đưa sinh viên đi đào tạo vận hành công nghệ ấy. Đào tạo đến khi thành thục mới cho vào vận hành. Có sát hạch đầy đủ mới được làm.

Các nhà khoa học cho rằng, nguy cơ thiếu điện trầm trọng năm 2020 là không có cơ sở và hoàn toàn có thể bù đắp phần năng lượng thiếu hụt bằng các nguồn năng lượng tái tạo cộng với chính sách tiết kiệm. Do đó, không thể nói thiếu điện trầm trọng để tạo áp lực xây dựng cùng lúc 4 lò phản ứng hạt nhân. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Tôi ủng hộ phát triển năng lượng tái tạo. Sử dụng năng lượng tái tạo sạch nhưng giá điện rất cao. Nếu phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, cần xem xét khả năng kinh tế. Việc lựa chọn điện hạt nhân phải dựa trên tính toán tổng thể các vấn đề kinh tế xã hội.

Giới khoa học cũng cho rằng, chỉ nên xây trước một lò phản ứng cơ hội để có thể hoàn thiện những mặt yếu kém và thay đổi về công nghệ nếu có những bất lợi trong quá trình vận hành?

Khi đấu thầu quốc tế đã phải chọn công nghệ tốt nhất, cao nhất. Các nước phát triển họ cũng liên tục cải tiến công nghệ. Nếu chờ thì chờ đến bao giờ làm cái thứ hai? Bao giờ có công nghệ cao hơn nữa?

Cảm ơn ông.

Tại sao đã gần 10 năm kể từ khi Bộ Công Thương được Chính phủ giao xây dựng báo cáo tiền khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, Bộ không thành lập hội đồng khoa học để lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học?

Trong quá trình thực hiện, đã có rất nhiều hội thảo được tổ chức. Các chuyên gia về năng lượng hạt nhân thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử cũng là những người cùng xây dựng báo cáo này.

Bộ Công nghiệp trước đây đã làm, nguyên tắc là phải lấy ý kiến rộng rãi các bên liên quan trước khi trình Chính phủ, các chuyên gia về điện nguyên tử ở Viện Năng lượng Nguyên tử thì đã tham gia từ lâu rồi. Nếu Chính phủ thời gian tới yêu cầu phải tiếp tục lấy ý kiến, Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ là đơn vị đứng ra chủ trì và làm việc với Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước.

Mỹ Hằng thực hiện

Via: Tienphong

Read full story. . .

Nguồn nhân lực cho Dung Quất

21/10/2008
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thì tới năm 2010, các dự án đầu tư tại khu kinh tế Dung Quất cần khoảng 31.000 lao động (LĐ), trong đó số LĐ qua đào tạo phải chiếm 80% - nghĩa là khoảng 25.000 người. Đó là bài toán không dễ tìm đáp số.

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt phương án đào tạo cung ứng 25.000 LĐ với kinh phí trên 212 tỉ đồng, nhưng trong đó số LĐ phổ thông chiếm khoảng 18.000 người (tính chung cả LĐ gọi là "sơ cấp", vì đào tạo theo kiểu "sơ cấp" này thì chất lượng thế nào ai cũng đã biết).

Đã có một trường dạy nghề tại Dung Quất hoạt động từ mấy năm nay, nhưng chất lượng đào tạo nghề còn rất nhiều bất cập. Nhiều học sinh khi tốt nghiệp ở trường này về LĐ tại các doanh nghiệp ngay tại Dung Quất thì các doanh nghiệp phải đào tạo lại. Những hợp đồng đào tạo theo đơn đặt hàng đã có nhưng chưa nhiều và chất lượng cũng chưa đảm bảo.

Trong khi Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất chỉ còn hơn 100 ngày nữa là chính thức đi vào hoạt động, thì nhu cầu công nhân kỹ thuật ở nhiều lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho nhà máy lọc dầu, rồi các nhà máy hóa dầu đang rất "nóng", nhưng nguồn cung ứng vẫn chưa tính được một cách cụ thể. Nói cung ứng LĐ ở đây là nói tới LĐ có tay nghề, thậm chí có tay nghề ở mức khá cao, là điều mà lâu nay nước ta có quá ít trường dạy nghề có thể bảo đảm là đáp ứng đúng mức.

Câu nói "thừa thầy thiếu thợ” mà ta hay nghe lâu nay than phiền về tình trạng thừa kỹ sư mà thiếu thợ lành nghề, thực ra cũng chưa chính xác. Chúng ta đang "thừa” những kỹ sư thiếu những kỹ năng nghề nghiệp đúng mức kỹ sư, nghĩa là về mặt này, chúng ta vẫn đang thiếu.

Thực tế ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất, ở các doanh nghiệp vận hành với kỹ thuật cao tại Dung Quất, tình trạng không chỉ thiếu công nhân lành nghề, mà còn thiếu rất nhiều kỹ sư thực sự có trình độ, có ngoại ngữ, có thể tiếp thu tốt những quy trình kỹ thuật cao mà các chuyên gia nước ngoài "trao truyền" là có thật. Và tình trạng này chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn trước mắt, khi phương pháp đào tạo tại các trường đại học của chúng ta vẫn theo cách "thầy đọc trò chép" và chương trình học chỉ nặng về lý thuyết… suông. Học như thế thì khi ra trường bắt buộc nhà tuyển dụng phải đào tạo lại nếu tiếp nhận, làm kéo dài thời gian học một cách phí phạm.

Đã có tình trạng như ở Quảng Ngãi, khi các nhà tuyển dụng được khuyến cáo cần ưu tiên số một cho con em tỉnh nhà, đặc biệt là con em ở khu kinh tế Dung Quất, nhưng sau mỗi lần sát hạch, thì số thí sinh quê Quảng Ngãi, quê Dung Quất đã ít, mà số được nhận vào làm việc còn quá ít.

Đó là điều đau lòng cho một địa phương như Dung Quất, như Quảng Ngãi, nơi người dân đã phải hy sinh rất nhiều cho sự hình thành và phát triển của khu kinh tế, của nhà máy lọc dầu. Làm thế nào để có thể thu nhận tối đa con em ở Dung Quất, Bình Sơn, Quảng Ngãi vào làm việc, đó là câu hỏi mà một cuộc hội thảo về "Nguồn nhân lực cho Dung Quất" vừa được tổ chức ngay tại Dung Quất đã cấp thiết đặt ra. Đã có nhiều phương án nhằm giải quyết việc đào tạo nhân lực cho Dung Quất, nhưng phương án nào cũng không thể bỏ qua các trường dạy nghề.

Vấn đề bây giờ là làm thế nào nâng cấp các trường dạy nghề đã có, và hình thành thêm những trường dạy nghề mới, với chương trình đào tạo hướng theo chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu nhân lực ngay tại Dung Quất. Một khi nhà máy lọc dầu số 1 nâng công suất từ 6,5 triệu tấn/năm theo thiết kế ban đầu lên 10 hay 12 triệu tấn/năm như chủ trương của Chính phủ, thì nhu cầu nhân lực có tay nghề cao càng trở nên cấp thiết.

Thanh Thảo

Via: thanhnien.com.vn

Read full story. . .

Điện hạt nhân: Tại sao phải vội?

Một nhà máy điện
hạt nhân ở Nhật Bản

11/01/2004 TTCN - Một ngày không xa, những người VN giàu trí tưởng tượng ấn tay vào công tắc điện sẽ nghe âm vang giai điệu của phản ứng dây chuyền từ nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) trên bờ biển Ninh Thuận, nơi mà giờ đây đang còn là một vùng hoang mạc khô cằn, quanh năm cháy nắng.

Trước đây ít lâu, cái thời khắc lịch sử đó được dự kiến vào năm 2017. Công chúng còn chưa hết phân vân tại sao ta xây nhà máy ĐHN vào lúc mà mấy nước văn minh như Đức, Thụy Điển... lại phải lo đưa chúng xuống nghĩa địa, thì mới đây, từ cuộc trình diễn do Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản tổ chức tại Việt Nam, cái thời khắc đó lại còn được bắn vọt lên năm 2012. Thế nghĩa là còn chưa đầy chín năm nữa!

Vị trưởng đoàn Nhật tại cuộc trình diễn nói trên cảnh báo: “Việt Nam cần phát triển ĐHN để nâng cao mức sống của dân chúng. Đang từ một nước xuất khẩu năng lượng, sắp đến các bạn sẽ phải nhập khẩu nếu không sớm xây dựng ĐHN”.

Đây đúng là kinh nghiệm của nước Nhật, vốn từ lâu đã cạn kiệt các nguồn nhiên liệu nên phải nhập khẩu than dầu từ khắp nơi. Trong hoàn cảnh đó còn gì tuyệt diệu bằng ĐHN, một giải pháp sống còn duy nhất chẳng những bảo đảm an ninh năng lượng cho nền kinh tế khổng lồ của Nhật mà còn tránh cho Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính.

Từ kinh nghiệm của một nước công nghiệp hàng đầu

Cộng hòa liên bang Đức - một trong những nước chủ yếu sử dụng điện hạt nhân - đã công bố kế hoạch chấm dứt sản xuất loại năng lượng này trong hai thập kỷ tới

Nhưng vị trưởng đoàn lại không nói hết các kinh nghiệm khác của Nhật. Những cuộc thăm dò dư luận về ĐHN ở Nhật cho thấy số người lắc đầu vẫn luôn nhiều hơn. Nhật Bản là một xã hội đầy nhạy cảm sau thảm họa Hiroshima và Nagasaki. Nhưng đừng nghĩ rằng những trải nghiệm đầy mặc cảm đó đã chi phối thái độ của họ đối với ĐHN. Người Nhật văn minh, sáng suốt vẫn lắc đầu bởi họ được chứng kiến trong những năm gần đây bao nhiêu sự cố, và không tin rằng ĐHN là an toàn đến mức như người ta thường quảng cáo.

Trước hết là tai nạn hỏa hoạn do chất tải nhiệt natri ở lò phản ứng Monju xảy ra năm 1995 làm toàn bộ phương hướng lò nơtrôn nhanh hết sức tốn kém của Nhật bị lao đao. Lò nơtrôn nhanh có khả năng vừa cung cấp điện năng vừa sản sinh ra nhiều plutonium hơn là lượng uranium đã cháy, bởi thế nó là giải pháp tuyệt diệu trong chiến lược an ninh năng lượng lâu dài của Nhật. Biết thế, nhưng vừa qua Tòa án tối cao Nhật vẫn phán quyết không cho lò Monju hoạt động trở lại (The Japan Times, 28-1-2003).

Sau vụ Monju là tai nạn xảy ra ở nhà máy xử lý nhiên liệu Tokaimura năm 1999 do những sai sót hết sức ngớ ngẩn đã làm chết hai kỹ thuật viên, 600 người bị chiếu xạ, 320.000 người dân địa phương được yêu cầu không ra khỏi nhà và sáu kỹ thuật viên bị phạt tù với tội danh vi phạm luật an toàn hạt nhân.

Trước những sự kiện đó một số người Nhật vẫn có thể chặc lưỡi: đi máy bay, tàu hỏa còn chết khối người, huống hồ là ĐHN. Nhưng đến khi vụ bê bối bị phát giác hồi tháng tám năm ngoái ở Tokyo Electric Power Co. (TEPCO), tập đoàn sản xuất điện lớn nhất của Nhật, thì niềm tin của dân vào ĐHN mới suy sụp thảm hại.

Từ cuối thập kỷ 1980 TEPCO đã phát hiện vết nứt ở những mối hàn xung yếu nhất trong hệ thống cung cấp nước áp lực cho vùng hoạt của một số lò phản ứng. Nhưng họ đã cố tình giấu nhẹm, chẳng những không chịu xử lý mà cũng không báo cáo trung thực lên các cấp thẩm quyền. Trong các báo cáo thường kỳ lên cấp trên họ đã làm hồ sơ giả, bịa đặt số liệu kiểm tra phù hợp với qui chế an toàn. Khi có đoàn thanh tra định kỳ đến, họ lén điều chỉnh các van áp lực để đạt được những thông số hợp lý.

Cơ cấu sản xuất năng lượng của thế giới

Khi vụ việc bị phát giác, công luận la ó, chủ tịch TEPCO và một số cộng sự phải từ chức. Đến tháng 4-2003 tất cả 17 lò phản ứng của TEPCO với tổng công suất điện hơn 16.000 MW (gấp 8 lần Nhà máy thủy điện Hòa Bình) buộc phải đóng cửa, mặc cho Tokyo bị đe dọa thiếu điện trầm trọng trong mùa hè vừa qua.

Chạy theo lợi nhuận, bất chấp nguyên tắc (bất cứ một trục trặc nhỏ nào trong hệ thống tải nhiệt của nhà máy ĐHN đều phải được xử lý và khắc phục kịp thời), TEPCO đã làm mất lòng tin của công chúng. Hậu quả là tất cả các lò phản ứng của TEPCO đều phải ngừng hoạt động để kiểm tra, chờ cấp giấy phép mới, kể cả những lò đang hoạt động bình thường cũng bị vạ lây. TEPCO phải cho chạy lại các nhà máy nhiệt điện cũ và mua điện từ các hãng khác để bù vào chỗ thiếu hụt. Thiệt hại lên đến nhiều tỉ đôla (The Japan Times, May 21, 2003).

Thế mà người ta cứ quảng cáo rằng ĐHN an toàn và rẻ lắm.

Những chuyện trên đây xảy ra tại một cường quốc công nghiệp với hệ thống pháp luật nghiêm ngặt càng làm cho công chúng khó tin vào các quảng cáo đó. Nhất là trong bối cảnh phải đối phó với nạn khủng bố toàn cầu mà ĐHN là những mục tiêu lý tưởng. Quảng cáo ĐHN là cách đi vay niềm tin của công chúng.

Nhưng vay thì phải trả. TEPCO chẳng những không trả được mà còn làm cho công chúng nghi ngờ rằng họ liên tục bị lừa dối trong nhiều năm trời. Theo kết quả thăm dò dư luận của Asahi Shimbun ngày 9-10-2002, sau vụ bê bối ở TEPCO, số dân Nhật sợ ĐHN đã tăng vọt lên đến 86%. Tệ hại hơn là họ không tin ngay cả lời giải thích của chính phủ trung ương cho rằng các vết nứt trong lò phản ứng của TEPCO không có gì đáng ngại.

Trông người mà nghĩ đến ta. Cứ theo thông tin từ buổi trình diễn của Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản nói trên thì câu chuyện ĐHN ở VN xem như đã an bài, mặc dù bao nhiêu phân tích xác đáng cho rằng ta không nên quá vội vàng. Thậm chí nhiều chuyên gia nước ngoài còn hết sức ngạc nhiên khi nghe tin VN sắp xây dựng nhà máy ĐHN. Tuy chưa thấy có công bố chính thức nào của Nhà nước, song bàn thêm liệu có ích gì? Lời khuyên của người xưa “đo đủ ba lần rồi hãy cắt” xem ra chỉ là một hi vọng mong manh.

Đến thực trạng của VN

Những dòng viết tiếp dưới đây chẳng qua chỉ là phản ứng tự nhiên trước lập luận kỳ quặc của vị khách nước ngoài được tung lên báo chí sau vụ trình diễn của Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản. Lời cảnh báo của vị khách gồm hai vế: 1) theo đà tăng trưởng hiện nay, sắp đến VN phải nhập khẩu năng lượng; 2) để thoát khỏi nguy cơ này VN cần xây dựng ngay nhà máy ĐHN.

Trước hết cứ tạm chấp nhận vế thứ nhất là đúng và nhập khẩu năng lượng đang là nguy cơ đe dọa chúng ta. Ta sẽ thấy ngay hai chuyện kỳ quặc. Thứ nhất, khi hối thúc VN làm ĐHN để tránh nhập khẩu năng lượng thì chính vị khách đó đã bày cho chúng ta cách nhập khẩu năng lượng tệ hại nhất. VN khác với Nhật. Có bao nhiêu bộ phận trong nhà máy ĐHN với hơn bốn tỉ đôla đó là made in Vietnam? Đến bao giờ VN mới tự túc được nhiên liệu, mà có tự túc được thì nhiên liệu cũng chỉ là một thành phần rất nhỏ trong toàn bộ chi phí cho nhà máy ĐHN. Thậm chí đến chuyên gia kỹ thuật, chắc chắn ta cũng phải nhập nốt.

Thứ hai, nguy cơ phải nhập khẩu năng lượng vào năm nọ tháng kia không thể xem là yếu tố quyết định thời điểm phải xuất hiện ĐHN. Đối với một nước như VN, các số liệu cung cầu năng lượng chỉ nên xem như thông tin có tính chất tham khảo trong việc quyết định thời điểm xây dựng nhà máy ĐHN. Yếu tố quyết định là cơ sở hạ tầng về an toàn bao gồm hệ thống luật pháp hạt nhân, đội ngũ chuyên gia và văn hóa quản lý công nghiệp.

Đội ngũ chuyên gia ĐHN đủ khả năng xét duyệt các phương án thiết kế, xây lắp và làm chủ trong vận hành, xử lý các tình huống sự cố (chứ chưa nói đến khâu chế tạo công nghệ) hầu như chúng ta chưa có. Và triển vọng trong thời gian tới cũng không mấy sáng sủa. Làm sao có được chuyên gia về ĐHN đang là bài toán đầy thách thức lại đòi hỏi nhiều thời gian. Hệ thống pháp lý hạt nhân của chúng ta rất yêu kém, thậm chí bị coi thường. Minh chứng là lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt sắp kỷ niệm 20 năm mà vẫn chưa có giấy phép vận hành. Chất phóng xạ do lò sản xuất được sử dụng trong các bệnh viện cũng chưa có giấy phép. Chẳng ai cấm, nhưng cũng chưa có ai ký.

Nguy cơ thật sự ở đâu?

Không ai có lỗi về khoảng cách khá lớn giữa trình độ phát triển hiện nay của chúng ta với các nước đang có ĐHN. Đó là chuyện lịch sử mà những tiến bộ vượt bậc trong mấy năm qua vẫn chưa thu ngắn lại được. Nhưng chúng ta sẽ rất có lỗi nếu chỉ lo quảng cáo cho ĐHN mà không tự nhận biết mình là ai, không nỗ lực bắt tay ngay vào việc đào tạo đội ngũ chuyên gia và xây dựng hệ thống pháp lý.

Chúng ta lại cần có thời gian để thử thách cái hệ thống mà chúng ta sắp dựng nên. Chính trình độ yếu kém về tri thức công nghệ, quản lý công nghiệp và hệ thống pháp lý sẽ là mảnh đất lý tưởng để tham nhũng, hối lộ và nạn làm dối, làm ẩu hoành hành. Mà một khi nhốt chung ba quái vật ấy lại với ĐHN thì đó mới thật sự là mối đe dọa cho đất nước. Chính vì thế mà người dân Philippines thà vứt đi mấy tỉ đôla đóng thuế của họ xuống biển chứ không chịu cho nhà máy ĐHN đã xây xong đến 90% của họ hoạt động. Chia tay với ĐHN, Philippines quyết tâm theo đuổi chính sách lấy năng lượng tái tạo làm nền tảng, đặc biệt sẽ phấn đấu trở thành nước sản xuất địa nhiệt lớn nhất thế giới.

Trở lại bàn tiếp lập luận của vị khách trong vế thứ nhất. Lại cứ tạm chấp nhận là VN sắp phải nhập khẩu năng lượng như vị khách tiên đoán. Thì đã làm sao? Bao nhiêu nước, trong đó có Nhật, đều phải nhập khẩu năng lượng mà vẫn giàu có văn minh. Tài nguyên dồi dào như Trung Quốc mà chỉ riêng ba quí đầu năm 2003 phải nhập khẩu đến hơn 50 tỉ đôla về năng lượng (South China Morning Post, 10-12-2003). Nhưng ai dám đoan chắc với dân chúng rằng sau mười năm nữa VN sẽ phải nhập khẩu năng lượng? Mà lại để cho người nước ngoài nói thay ta rồi tung lên báo chí?

Nhiều người tin rằng tiềm năng về than, dầu mỏ, khí đốt của ta cộng với các giải pháp tiết kiệm năng lượng vẫn còn đủ để chưa cần đến ĐHN ít nhất là trước năm 2030. Lúc đó công nghệ ĐHN trên thế giới đã bước lên một quĩ đạo hoàn toàn mới với các lò phản ứng có đặc điểm an toàn nội tại, rất ít phụ thuộc vào sai sót của nhân viên vận hành. Nhập cuộc vào lúc ấy đâu có muộn. Mà người dân lại khỏi phải mua nỗi lo âu bằng cái giá quá đắt. “Dục tốc bất đạt”, lời khuyên của người xưa thật là chí lý.

PHẠM DUY HIỂN

Source: tuoitre

Read full story. . .

Tuesday, October 21, 2008

Điện hạt nhân: Việt Nam có nên xây 4 lò một lúc?

Điện hạt nhân đang trở thành giải pháp thích hợp
khi thế giới đang đối mặt với khủng hoảng
năng lượng và giảm phát thải khí ô nhiễm.


Với trình độ quản lý, vận hành hiện nay, để đảm bảo sự an toàn khi phát triển điện hạt nhân, Việt Nam nên xây dựng, vận hành 1 lò hay cả 4 lò phản ứng một lúc?

Những vấn đề này vừa được các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về năng lượng nguyên tử Việt Nam đưa ra tại Hội thảo xây dựng nhà máy điện nguyên tử do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Theo kế hoạch dự thảo của Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận với 4 lò phản ứng, mỗi lò khoảng 1.000 MW và sẽ đưa vào vận hành trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024.


"Nên bắt đầu bằng 1 lò"


Điện hạt nhân đang trở thành giải pháp thích hợp khi thế giới đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng và giảm phát thải khí ô nhiễm. Do đó, việc xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam sau năm 2020 là hợp lý.

Là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam về năng lượng nguyên tử, GS.TS Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đưa ra quan điểm, trước tiên chỉ nên khởi động một lò và cố tận dụng trường học thực tiễn này để xây dựng đội ngũ, nhất là đội ngũ chuyên gia, cơ sở hạ tầng, học cách thực thi pháp luật hạt nhân, rồi trong quá trình đó sẽ tính tiếp.

Thành công của dự án không chỉ là đưa một lò phản ứng vào hoạt động, mà chính là có được nền tảng bước đầu đủ sức nhân lên cho các bước tiếp theo.


Lý giải điều này, ông Hiển cho rằng, có một thực tế là điện hạt nhân cho đến nay vẫn chưa thực sự an toàn. Và vấn đề an toàn điện hạt nhân đến mức nào không chỉ đơn thuần là công nghệ mà phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý, tổ chức và trình độ nhân lực.

Một trong bốn lò phản ứng mà ta sẽ vận hành sau 2020 có công suất nhiệt gấp 6.000 lần lò phản ứng Đà Lạt, lượng chất phóng xạ chứa trong lò cũng nhiều hơn hàng nghìn lần. Như vậy, nội lực phải nhân lên gấp bội, mới đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.

Muốn phát điện năm 2020 phải động thổ công trình không chậm hơn năm 2015, nghĩa là ngay từ bây giờ các chuyên gia cao cấp của Việt Nam phải bắt tay vào cuộc. Tuy nhiên, phải có thời gian đào tạo nguồn nhân lực ít nhất là 15 năm mới có thể chọn được người để giao đảm trách vấn đề an ninh quốc gia. Các chuyên gia cho rằng, với thế lực và thực tế điều kiện Việt Nam như vậy, làm một lúc 4 lò phản ứng là chuyện quá mạo hiểm, quá sức và chưa từng có.

Ghi nhận trong lịch sử phát triển điện hạt nhân trên thế giới, chưa có nước nào vào cuộc một lúc với 4 lò với 4.000 MW và chiếm 15% tổng sản lượng điện, như kịch bản dự thảo của Việt Nam.


Trung Quốc bắt đầu có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên năm 1991, cũng chỉ với công suất khiêm tốn 300 MW.


Mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn

Theo GS.TS Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội điện lực Việt Nam, xây dựng nhà máy điện hạt nhân yêu cầu về kỹ thuật rất cao, không thể như xây nhà máy đóng giày trong khi bản thân cán bộ xây dựng cũng chưa biết khâu nào là khâu nguy hiểm nhất. Các kỹ sư học 5 năm cũng chưa thể khẳng định làm được điện hạt nhân.

Chính vì vậy các nhà khoa học cần ngồi lại, bàn xem làm thế nào là tốt nhất, phải thận trọng trong lựa chọn công nghệ, thiết bị và nhà cung cấp. Các nguồn năng lượng khác có thể có sai số nhưng riêng với điện hạt nhân thì không cho phép sai số trong xây dựng và vận hành.

Là chuyên gia môi trường, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng nên đánh giá tác động môi trường kỹ lưỡng khi thực hiện các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân.


Nếu nhìn về cảm quan, điện hạt nhân không tạo ra khí CO2, ít rác thải... nhưng không có nghĩa là không gây ô nhiễm môi trường. Bởi chỉ cần một sự cố nhỏ phóng xạ bị phát tán ra môi trường cũng sẽ là mối nguy hại lớn. Về mặt môi trường, điện hạt nhân vẫn ẩn chứa môi nguy hại?


Không phản đối việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân bởi trước sau gì cũng phải dùng đến, nhưng GS. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lại đưa ra quan điểm cẩn trọng hơn, nếu nhu cầu của Việt Nam chưa thực sự cấp bách thì nên đẩy lùi thời gian xây dựng nhà máy để chờ những công nghệ hiện đại tiên tiến và an toàn hơn?


Thực tế với công nghệ lò tiên tiến thế hệ thứ 3 như hiện nay thì khó có thể xảy ra những thảm hoạ phóng xạ phạm vi 1.000 km do sai số vận hành như vụ Chernobyl, nhưng cũng không loại trừ những sự cố hạt nhân ở nhiều cấp độ khác nhau và xác xuất sự cố xảy ra có thể sẽ càng cao khi chưa có kinh nghiệm quản lý, vận hành mà đã xây dựng như kịch bản đã đưa ra.


Chính vì vậy, đẩy lùi được thời gian xây dựng xa bao nhiêu thì càng an toàn bấy nhiêu. Việc lùi thời gian xây dựng này sẽ được thực hiện trên cơ sở tính toán khả năng đáp ứng của các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng...


Đến nay, Việt Nam vẫn chưa chính thức quyết định sẽ lựa chọn công nghệ nào cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Theo TS. Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, nhà máy sẽ theo 3 kịch bản.


Kịch bản 1: chỉ xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại một địa điểm với 2 tổ máy (công suất tổng 2.000MW). 2 tổ máy dự kiến đi vào phát điện thương mại năm 2019 và 2020.


Kịch bản 2: xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 2 vị trí với 4 tổ máy (công suất tổng 4000MW) và chọn một loại công nghệ cho cả 2 vị trí.


Kịch bản 3: xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 2 vị trí với 4 tổ máy (công suất tổng 4000MW), chọn 2 loại công nghệ cho 2 vị trí.
Source: VnEconomy.com

Read full story. . .

Monday, October 20, 2008

FOSSILS INTO FUELS: Basic Knowlegde

Crude oil, natural gas and coal are fossil fuels. Fossil fuels are very precious resources because they are non-renewable (once they're used, that's it!). We can also make lots of organic chemicals from them, needed to make products such as paints, detergents, polymers (including plastics), cosmetics and some medicines.

Fossil fuels were formed from the fossillized remains of dead plants and animals that once lived millions of years ago. Oil and natural gas are the products of the deep burial and decomposition of dead plants and animals. Heat and pressure, in the absence of oxygen, transform the decomposed material into tiny pockets of gas and crude oil. The oil and gas then migrates through the pores in the rocks to eventually collect in reservoirs.

Coal comes mainly from dead plants which have been buried and compacted beneath sediments. Most coal originated as peat in ancient swamps created many millions of years ago.

What is crude oil?
Crude oil is a complex mixture of hydrocarbons with small amounts of other chemicals such as sulphur. The crude oil is useless as a mixture and must be sent to an oil refinery to be separated. Crude oils from different parts of the world, or even from different depths in the same oilfield, contain different mixtures of hydrocarbons and other compounds. This is why they vary from light coloured volatile liquids to thick, dark oils.

What is natural gas?
Natural gas is a mixture of hydrocarbons with small molecules. These molecules are made of atoms of carbon and hydrogen. For example, natural gas used in the home is mainly methane, CH 4.
What is a hydrocarbon?
Hydrocarbons only contain hydrogen and carbon atoms. There are two main chemical families of hydrocarbons - the alkanes and the alkenes. Thousands of synthetic products can be manufactured from hydrocarbons with many different properties. Click here for some more info on polymers and plastics.

Source: moorlandschool.co.uk

Read full story. . .

Add to Technorati Favorites

Recent Posts