Monday, October 13, 2008

VN-Index hướng tới sát đáy 366,02 điểm

Sau khi mất tương ứng 16,2% và 21,1% trong tuần trước, phần lớn cổ phiếu trên cả 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội tiếp tục giảm giá. Chỉ số VN-Index đang hướng tới sát đáy 366,02 điểm được thiết lập ngày 20/6 vừa qua.

Khối lượng giao dịch đứng ở mức khiêm tốn so với giao dịch trung bình tháng 8, 9 cho dù giá cổ phiếu đã giảm rất nhiều là do các nhà đầu tư đang thận trọng chờ đón kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý 3 và diễn biến tiếp theo trên thị trường tài chính quốc tế.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 13/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 7,39 điểm (tương đương giảm 1,94%) xuống 371,67 điểm, chỉ còn cách đáy cũ chưa tới 6 điểm. (BĐ: HL)

HOSE: VN-Index giảm thêm gần 2%

Kết thúc phiên giao dịch sáng 13/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 7,39 điểm (tương đương giảm 1,94%) xuống 371,67 điểm, chỉ còn cách đáy cũ chưa tới 6 điểm.

Đây là phiên giảm thứ 7 liên tiếp của chỉ số này với tổng mức mất điểm là 88,58 điểm (tương đương 19,25%).



Trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 48 mã tăng giá (có 9 mã tăng kịch trần), 104 mã giảm giá (trong đó có 58 giảm kịch sàn), 9 mã đứng giá và 3 mã không có giao dịch.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 13/10 giảm xuống 12,9 triệu đơn vị, trị giá 373,7 tỷ đồng (so với 16,1 triệu đơn vị và 419,1 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Các cổ phiếu tăng giá mạnh về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: SFC của CTCP Nhiên Liệu Sài Gòn (tăng trần 1.800 đồng lên 37.800 đồng/cp); VGP của CTCP Cảng rau quả và VIS của Thép Việt-Ý cùng tăng trần 1.000 đồng lên tương ứng 22.200 đồng/cp và 22.100 đồng/cp; SAF của CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco, TTP của Bao bì nhựa Tân Tiến và VNS của Taxi Vinasun cùng tăng trần lên tương ứng 19.600 đồng/cp, 19.000 đồng/cp và 20.400 đồng/cp.

Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (giảm sàn 6.000 đồng xuống 114.000 đồng/cp); BMC của Khoáng sản Bình Định (giảm sàn 4.500 đồng xuống 90.000 đồng/cp); VNM của Vinamilk (giảm sàn 4.000 đồng xuống 85.500 đồng/cp); SJS của Phát triển khu công nghiệp Sông Đà - Sudico và FPT cùng giảm sàn 3.500 đồng xuống tương ứng 67.500 đồng/cp và 68.500 đồng/cp.

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,66 triệu cổ phiếu); HPG của Hoà Phát (0,81 triệu cổ phiếu); SAM của CTCP Cáp và Vật liệu Viễn thông (0,63 triệu cổ phiếu); VTO của Vận tải xăng dầu Vitaco (0,55 triệu cổ phiếu); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,52 triệu cổ phiếu).

Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm nhẹ

Sau khi giảm 21,1% trong tuần trước, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần mới sáng 13/10, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm nhưng ở mức độ nhẹ hơn với 0,53 điểm (tương đương giảm 0,44%) xuống 119,34.

Khối lượng giao dịch thành công sáng nay 13/10 giảm xuống 6,85 triệu đơn vị, trị giá 18898 tỷ đồng (so với 8,4 triệu đơn vị và 282,2 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 153 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 61 mã tăng giá, 77 mã giảm giá và 10 mã đứng giá và 5 mã không có giao dịch.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: CCM của Xi măng Cần Thơ (tăng 4.400 đồng lên 67.700 đồng); SDY của Xi măng Sông Đà Yaly (tăng 1.300 đồng lên 19.900 đồng/cp); STC của Sách và Thiết bị trường học TP.HCM, VBH của Điện tử Bình Hòa và VTV của Vật tư Vận tải Xi măng cùng tăng trần 900 đồng lên tương ứng 14.000 đồng/cp, 14.900 đồng/cp và 15.100 đồng/cp.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: DTC của Đông Triều Viglacera (giảm sàn 3.500 đồng xuống 47.500 đồng); DAC của Gốm xây dựng Đông Anh (giảm 2.900 đồng xuống 15.600 đồng); VNR của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (giảm 2.100 đồng xuống 28.800 đồng); BHV của Bá Hiến Viglacera (giảm 1.900 đồng xuống 27.400 đồng); HCT của Vận tải Xi măng Hải Phòng (giảm 1.300 đồng xuống 18.100 đồng).

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 0,91 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (0,45 triệu đơn vị); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,45 triệu đơn vị); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,36 triệu đơn vị); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,29 triệu đơn vị).

Hà Linh

No comments:

Post a Comment

Add to Technorati Favorites

Recent Posts